Tài liệu cũ của Saigon Echo
từ 2008 - 2012
Play
 
Giám Đốc: Tiến Sĩ Trần An Bài
  • Font size:
  • Decrease
  • Reset
  • Increase

Nỗ lực tái phối trí về Á Châu của Mỹ gặp nhiều trở ngại



WASHINGTON (Stars & Stripes) - Các giới chức Quốc Hội cũng như thành phần lãnh đạo quốc phòng Mỹ hiện đang cho rằng có nhiều trở ngại cho nỗ lực tái phối trí khả năng quân sự của chính phủ Obama về phía Á Châu-Thái Bình Dương.

“Tôi hoan nghênh việc tái phối trí về Á Châu-Thái Bình Dương. Tuy nhiên, phải cần thời gian mới biết được là các lời hứa hẹn này có thi hành được hay không,” theo lời chủ tịch Ủy Ban Quốc Phòng Hạ Viện Mỹ, Dân Biểu Buck McKeon, cho hay hôm Thứ Ba.
Obama-ChauA

Kế hoạch "chuyển sang Á Châu" của Tổng Thống Obama cần nhiều thời gian. (Hình: Getty Images)

“Khi tổng thống đưa ra chính sách này, ông cho rằng chúng ta có thể chú trọng về phía Á Châu vì cuộc chiến Afghanistan đang giảm cường độ và thành phần al-Qaeda đang trên đường bị đánh bại. Tôi e ngại rằng những điều kiện này hiện chưa đạt được.”

Ông McKeon cũng cho biết các thử thách cho an ninh quốc gia Mỹ ở những nơi khác, cùng với việc cắt giảm ngân sách quốc phòng, đang đe dọa kế hoạch tái phối trí này.

“Bạo động và bất ổn đang liên tục diễn ra ở Trung Ðông và Phi Châu. Tăng cường hiện diện và khả năng ở Thái Bình Dương có nghĩa là giảm bớt ở những nơi khác.
 Liệu chúng ta có thể chấp nhận rủi ro này hay không?” ông nói.

Các giới chức cao cấp Ngũ Giác Ðài cũng cho rằng sự giới hạn ngân sách đang đe dọa tiến trình tái phối trí.

Ông Frank Kendall, thứ trưởng Quốc Phòng đặc trách võ khí và tiếp vận, cho hay chiều hướng về mối quan hệ với Trung Quốc hiện nay là điều chưa rõ ràng. Và một trong những lý do khiến Mỹ phải tập trung vào vùng Á Châu-Thái Bình Dương là để có thể “ảnh hưởng chiều hướng đó một cách tích cực.”

Ông Michael Lumpkin, thứ trưởng Bộ Quốc Phòng đặc trách về chính sách, nói rằng các đồng minh Mỹ ở Á Châu đang theo dõi xem lời hứa hẹn của ông Obama có thi hành được hay không.

Ông Lumpkin thú nhận rằng tình hình bất ổn ở các khu vực khác trên thế giới, kể cả Trung Ðông, đang khiến nỗ lực này phải chậm lại.

Switch mode views: