Aung San Suu Kyi phản đối đề nghị cấm lấy người khác tôn giáo
- Thứ Sáu, 21 tháng Sáu năm 2013 21:25
- Tác Giả: Thụy My
Nhà sư Ashin Wirathu. Ông bị những người chỉ trích gọi là "Ben Laden Miến Điện". Ảnh AFP
Lãnh tụ đối lập Miến Điện Aung San Suu Kyi, hôm nay 21/06/2013, lên tiếng tố cáo đề xuất của các nhà sư dân tộc chủ nghĩa, cấm những phụ nữ theo đạo Phật kết hôn với những tín đồ các tôn giáo khác, trong bối cảnh căng thẳng không ngừng tăng lên giữa người Phật giáo và Hồi giáo.
Đề nghị này được nhà sư Wirathu, tác giả nhiều bài diễn văn bài Hồi giáo kịch liệt trong những tháng gần đây kiên quyết bảo vệ.
Theo đó, những người đàn ông muốn cưới một phụ nữ Phật giáo trước hết phải cải đạo, và phải được phép của cha mẹ cô gái, nếu không có nguy cơ bị phạt đến mười năm tù.
Giải Nobel hòa bình, trong bài trả lời phỏng vấn đài Châu Á Tự do (RFA), đã cho rằng đây là một điều bất công.
“Vì sao chỉ nhắm vào phụ nữ? Không thể phân biệt giữa nam và nữ”. Theo bà Aung San Suu Kyi, dự luật trên “không phù hợp với luật pháp của đất nước và không nằm trong phạm trù của Phật giáo”.
Lãnh tụ đối lập Miến Điện thường bị chỉ trích, đặc biệt là ở nước ngoài, về sự im lặng của bà trước nạn bạo động tôn giáo.
Sự thận trọng được một số người cho là có liên quan đến cuộc bầu cử Quốc hội vào năm 2015, có thể là bà Aung San Suu Kyi không muốn mất phiếu của cử tri Miến Điện hầu hết theo đạo Phật.
Năm ngoái đã có khoảng 200 người đã bị sát hại, 140.000 người phải đi sơ tán do các vụ bạo động ở miền tây Miến Điện, giữa người thiểu số Rakhine theo đạo Phật và người Rohingya theo đạo Hồi, không được coi là người Miến Điện.
Các vụ đụng độ sau đó đã lan rộng sang các vùng khác, làm có thêm hàng mấy chục người chết, trong đó các nhà tu cũng tham gia với các bài diễn văn đả kích, hoặc thậm chí cả trong các vụ bạo động.
Xung đột tôn giáo tại Miến Điện đã diễn ra từ 50 năm qua, nhưng không được nhắc đến trong thời kỳ tập đoàn quân sự nắm quyền, chỉ mới được đưa ra ánh sáng từ lúc phe quân sự chuyển giao lại quyền hành vào tháng 3/2011.
Nhà sư Wirathu, đã nêu ra đề nghị trên đây trong hội nghị quy tụ khoảng 200 tăng sĩ tại Rangoon vào tuần rồi, và muốn được Quốc hội xem xét.
Nhà sư này đã tham gia phong trào “969”, một chiến dịch kêu gọi người Phật giáo tẩy chay các cơ sở thương mại của người Hồi giáo.
Nhiều giáo sĩ cao cấp đã giữ khoảng cách với đề nghị của ông Wirathu.
Tin mới
- Các thùng carton Trung Quốc gây ngứa - 22/06/2013 23:01
- Bắc Kinh và Manila khẩu chiến về Bãi Cỏ Mây thuộc đảo Trường Sa - 22/06/2013 22:56
- Gần 600 người Ấn Độ chết do lụt lội - 22/06/2013 22:21
- Biển Đông : Cạnh tranh Mỹ-Trung làm giảm vai trò của ASEAN - 22/06/2013 22:14
- Trước áp lực dư luận, Việt Nam hoãn thông qua Luật Đất đai sửa đổi - 22/06/2013 16:07
- Philippines gửi binh sĩ mới tới khu vực tranh chấp ở Biển Đông - 21/06/2013 23:21
- Nghị sĩ McCain dẫn 'kẻ cựu thù' thăm Thượng Viện Mỹ - 21/06/2013 23:10
- Chi nhánh Ngân hàng Việt – Nga ‘thua lỗ’ - 21/06/2013 22:46
- Indonesia tăng giá xăng dầu 44% - 21/06/2013 22:37
- Một triệu dân biểu tình gây áp lực lên chính quyền Brazil - 21/06/2013 22:11
Các tin khác
- Nga-Trung ký thỏa thuận 270 tỷ đô la cung cấp dầu lửa - 21/06/2013 21:19
- Mỹ tiếp tục quan ngại về nạn buôn người tại Việt Nam - 21/06/2013 19:00
- Pháp câu lưu 4 người Việt trên đường qua Anh - 21/06/2013 16:45
- Họp báo: giữa Phó Cảnh Sát Trưởng S.J và các nạn nhân của Sunlight Travel. - 21/06/2013 01:31
- Mỹ- Philippines tập trận trên Biển Đông - 20/06/2013 21:07
- Bắc Kinh bị tố cáo dùng vũ lực ở Tân Cương - 20/06/2013 19:59
- RFI tăng cường phát thanh bằng tiếng Khmer tại Cam Bốt - 20/06/2013 19:54
- Ấn Độ huy động quân đội cứu trợ nạn nhân lũ lụt - 20/06/2013 19:35
- Mỹ sẽ nối lại đàm phán với Taliban - 19/06/2013 22:50
- Kim Jong Un phân phát « Mein Kampf » cho các cán bộ cao cấp Bắc Triều Tiên ? - 19/06/2013 21:56