Giáo hội Chính thống giáo rạn nứt từ những hiềm khích chính trị
- Thứ Ba, 16 tháng Mười năm 2018 15:56
- Tác Giả: Anh Vũ
Tổng giám mục Hilarion đặc trách đối ngoại của Tòa Thượng Phụ Matxcơva trong cuộc họp báo tại Minsk, Belarus, ngày 15/10/2018.
REUTERS/Vasily Fedosenko
Giáo hội Chính Thống Nga tuyên bố cắt đứt mọi quan hệ với Tòa Thượng Phụ Chính Thống Giáo Constantinople (Istanbul), giáo hội Chính Thống toàn cầu.
Sự kiện được đánh giá là một vụ ly giáo lịch sử trong Chính Thống giáo này bắt nguồn từ những căn nguyên đậm màu sắc chính trị.
Quả thực đây là một vụ ly giáo lịch sử trong lòng giáo hội Chính Thống Giáo.
Sau phiên họp Thượng Hội Đồng kéo dài nhiều giờ tại Minsk, Belarussia, Tòa Thượng Phụ Matxcơva thông báo cắt đứt mọi quan hệ với Constantinople, Tòa Thượng Phụ lãnh đạo Chính Thống Giáo toàn cầu.
Giáo chủ Hilarion, đặc trách ngoại giao của giáo hội Chính Thống Nga tuyên bố :
«Quyết định này là không thể tránh được. Chúng tôi đã không thể làm khác vì những quyết định mới đây của Tòa Thượng Phụ Constantinople.
Cách đây vài hôm, Tòa Thánh này đã quyết định hủy phép thông công lãnh đạo Giáo hội ly khai Ukraina. » Giáo hội Nga khẳng định, quyết định của Constantinople mang màu sắc chính trị.
Quyết định tuyệt giao này chỉ bắt nguồn từ một căn nguyên duy nhất : Tòa Thánh Constantinople thừa nhận Giáo hội Ukraina độc lập chấm dứt quyền lực của giáo hội Chính Thống Nga đối với Nhà thờ Chính Thống Giáo Ukraina kéo dài hơn 300 năm qua.
Công nhận Giáo hội Ukrana độc lập, Tòa Thánh Constantinople khiến Giáo hội Nga mất đi một bộ phận lớn tín đồ và ảnh hưởng tại Ukraina.
Hơn thế, về mặt lịch sử, Ukraina chính là nơi phát tích của Nhà thờ Chính Thống Nga, ra đời tại Kiev năm 988.
Đó cũng là một phần trong lịch sử dựng nước của dân tộc Nga. Cũng tại UKraina, các giáo chủ Nga đã cho xây dựng lên một hệ thống hơn 10 000 nhà thờ, giáo xứ Chính Thống Giáo, trong đó có những công trình nguy nga nổi tiếng thế giới.
Với quyết định đoạn tuyệt với Tòa Thánh Constantinople, Giáo hội Mátxcơva đang mở ra một cuộc khủng hoảng nghiêm trọng nhất trong Chính Thống Giáo, hiện đang chăm sóc phần hồn cho khoảng 300 triệu tín đồ.
Theo thông tín viên RFI Daniel Vallot tại Matxcơva, cộng đồng Chính Thống Giáo đang bị đặt trước sự lựa chọn giữa hai làn nước.
Một bên là tòa Thượng Phụ Constantinople, có quyền năng tinh thần cao nhất và một bên là Giáo hội Matxcơva, cũng có một ảnh hưởng rất rộng lớn, « kiểm soát » phần hồn của hơn 100 triệu tín đồ Chính Thống Giáo ở nhiều nước Đông Âu.
Bên cạnh đó, ngay tại Ukraina, hiện vẫn còn khá đông các giáo xứ, giáo chủ vẫn được cho là « thân Matxcơva », tuân theo Giáo hội Nga.
Nhà sử học Antoine Arjakovsky, thuộc trường thần học Collège des Bernardins tại Paris, một chuyên gia về Chính Thống Giáo nhận định, sự kiện Chính Thống Giáo Nga ly khai « sẽ gây nhiều tổn thương”.
Vụ chia tay chắc chắn sẽ kéo theo một cuộc tranh giành ảnh hưởng giữa hai hội đồng Thượng Phụ Matxcơva và Istanbul để kiểm soát các giáo hội khác trong cộng đồng Chính Thống Giáo thế giới, hiện có khoảng hơn chục Hội Đồng Thượng Phụ hay Giáo hội độc lập.
Căn nguyên của những rạn vỡ này không bắt nguồn từ những xung khắc tôn giáo, mà là một phần của tranh chấp chính trị giữa Kiev và Matxcơva.
Bởi thế, ngay sau khi đại giáo chủ Bartholomé tuyên bố độc lập cho Chính Thống Giáo Kiev, tổng thống Ukraina Petro Porochenko đã nhanh chóng chúc mừng quyết định của Giáo hội Chính Thống Constantinople.
Ít ngày trước đó, ông Porochenko còn là người tích cực đến tận Istanbul để vận động.
Sự kiện Giáo hội Ukraina tách ra độc lập với Matxcơva là một thắng lợi chính trị của Kiev để gửi đi một thông điệp rằng Nga có thể chiếm được Crimée và kiểm soát một phần miền đông Ukraina, nhưng họ không thể nắm giữ được « linh hồn » của Ukraina.
Trong các chiến dịch vận động tranh cử gần đây, các chính trị gia Ukraina không quên đặt độc lập của Chính Thống Giáo nước này làm đề tài lôi kéo cử tri.
Trong khi đó Kremlin tránh bị mang tiếng dính vào công việc của tôn giáo.
Phát ngôn viên của tổng thống Nga, Dmitri Peskov tuyên bố : « Nga bảo vệ khắp mọi nơi lợi ích của người Nga, của những người nói tiếng Nga, Nga cũng bảo vệ lợi ích của những tín đồ Chính Thống Giáo. »
Giới quan sát cho rằng, với thời gian có thể mối quan hệ giữa Chính Thống Giáo Nga và Constantinople có thể rồi cũng được hàn gắn lại, nhưng giữa Chính Thống Giáo Ukraina với Nga thì sẽ khó có ngày trở lại, vì nó bắt nguồn từ những xung khắc lịch sử, văn hóa và chính trị sâu sắc.
Tin mới
- HRW : Việt Nam phải hủy bản án đối với Lê Đình Lượng - 17/10/2018 17:42
- HRW lo ngại trẻ em Duy Ngô Nhĩ bị Bắc Kinh tách khỏi cha mẹ - 17/10/2018 17:21
- Nhà báo ''mất tích'' : Ả Rập Xê Út cam kết hợp tác - 17/10/2018 17:04
- Ukraina lo ngại xung khắc giữa hai hệ phái Chính Thống Giáo - 17/10/2018 16:55
- Hoa Kỳ gia tăng trừng phạt Iran - 17/10/2018 16:25
- Canada chính thức cho phép mua bán cần sa - 17/10/2018 16:18
- Tổng thống Macron : Pháp chưa thể có quan hệ ngoại giao với Bình Nhưỡng - 17/10/2018 03:34
- Mỹ-Triều : Bình Nhưỡng tố cáo « quỷ kế » của Washington - 17/10/2018 02:49
- Miến Điện : Nhiều trang Facebook của quân đội mang thông điệp thù hận bị đóng - 17/10/2018 02:29
- Pháp: cải tổ nội các sâu rộng sau hai tuần bế tắc - 16/10/2018 18:45
Các tin khác
- Vụ nhà báo mất tích : Nhà điều tra Thổ Nhĩ Kỳ và Ả Rập Xê Út khám soát tòa lãnh sự của Riyad - 16/10/2018 14:26
- Công nhận Jerusalem : thủ tướng Úc trấn an trước áp lực - 16/10/2018 14:04
- Paul Allen, nhà đồng sáng lập hãng Microsoft qua đời - 16/10/2018 13:44
- TT Hàn Quốc cố thuyết phục Paris "nương tay" với Bình Nhưỡng - 15/10/2018 19:06
- Pháp: Chìa khóa giúp tháo gỡ cô lập ngoại giao cho Bình Nhưỡng? - 15/10/2018 18:54
- Dự án giao thông sắt, bộ nối Nam-Bắc Triều Tiên sắp khởi công - 15/10/2018 18:35
- Giáo hoàng hy vọng đi thăm Bắc Triều Tiên vào mùa xuân tới - 15/10/2018 17:40
- Trung Quốc than phiền về những tín hiệu "lộn xộn" từ Washington - 15/10/2018 16:48
- Tự do mậu dịch: châu Âu và Việt Nam chạy đua với thời gian - 15/10/2018 16:03
- Động đất - sóng thần: Ngân Hàng Thế Giới trợ giúp 1 tỷ đô la cho Indonesia - 14/10/2018 22:03