Tài liệu cũ của Saigon Echo
từ 2008 - 2012
Play
 
Giám Đốc: Tiến Sĩ Trần An Bài
  • Font size:
  • Decrease
  • Reset
  • Increase

Nga và Trung Quốc kêu gọi giảm nhẹ trừng phạt Bắc Triều Tiên

nothkorea-politics
Người dân Bắc Triều Tiên đặt hoa ở chân tượng Kim Nhật Thành và Kim Jong Il, ở Bình Nhưỡng, nhân kỷ niệm 73 năm ngày thành lập đảng Lao Động Triều Tiên.( Ảnh do KCNA công bố ngày 11/10/2018)
KCNA via REUTERS

Hãng tin Hàn Quốc Yonhap dẫn nguồn thông tấn Bắc Triều Tiên (KCNA) hôm nay 11/10/2018, thông báo các quan chức ngoại giao cao cấp kêu gọi quốc tế hãy có các « biện pháp tương xứng » đáp lại các « quyết định thực thi » của Bình Nhưỡng nhằm giải trừ hạt nhân.

 Cùng lúc Seoul đề nghị giảm nhẹ cấm vận riêng đối với miền Bắc.

Nga, Trung Quốc, Bắc Triều Tiên đã cùng đề nghị tiến trình giải trừ hạt nhân phải được thực hiện « từng giai đoạn và đồng thời » và điều quan trọng là phải tăng cường tin cậy lẫn nhau, tiến trình đó phải đi cùng với những biện pháp tương xứng của các bên có liên quan, KCNA nhấn mạnh.

Lời kêu gọi trên được đưa ra sau cuộc họp ngày hôm qua tại Matxcơva giữa thứ trưởng ba nước : Choe Son-hui của Bắc Triều Tiên với các đồng cấp Trung Quốc Khổng Huyễn Hựu và Igor Morgoulov của Nga.

Sau những tiến triển tích cực trên hồ sơ hạt nhân bắc Triều Tiên, cho đến nay, Washington và Bình Nhưỡng vẫn chưa nhất trí được với nhau về cách thức và các bước giải trừ hạt nhân Bắc Triều Tiên.
Bắc Triều Tiên nhấn mạnh Hoa Kỳ phải có các bước đi tương xứng để đáp lại các biện pháp thực tế của Bình Nhưỡng nhằm giải trừ hạt nhân.

Bình Nhưỡng muốn có tuyên bố chính thức chấm dứt chiến tranh, kêu gọi giảm nhẹ trừng phạt quốc tế đối với họ.
Bắc Kinh và Matxcơva ủng hộ đề nghị của Bình Nhưỡng.
Trong khi đó Washington vẫn kiên quyết không có bất kỳ nới lỏng trừng phạt chừng nào Bắc Triều Tiên chưa từ bỏ hoàn toàn chương trình vũ khí hạt nhân có kiểm chứng được.

Là đồng minh của Mỹ, Seoul cũng đã có ý tưởng giảm bớt các biện pháp trừng phạt riêng của họ đối với Bình Nhưỡng nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho tiến trình giải trừ hạt nhân Bắc Triều Tiên hiện tại, nhưng bị Hoa Kỳ phản đối.
 

Switch mode views: