Tài liệu cũ của Saigon Echo
từ 2008 - 2012
Play
 
Giám Đốc: Tiến Sĩ Trần An Bài
  • Font size:
  • Decrease
  • Reset
  • Increase

Tổng thống Pháp : Chỉ cơ chế đa phương mới giúp giải quyết khủng hoảng

un-assembly phap

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron phát biểu tại Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc, New York, ngày 25/09/2018.
REUTERS/Shannon Stapleton

Hôm qua, 25/09/2018, tại diễn đàn Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc, tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã có bài phát biểu khẳng định chỉ có cơ chế đa phương, thúc đổi đối thoại, tăng cường hợp tác, mới có thể giúp nhân loại giải quyết được các khủng hoảng hiện nay.

Đối tượng bị nguyên thủ Pháp gián tiếp chỉ trích là tổng thống Mỹ Donald Trump, đặc biệt với việc rút khỏi thỏa thuận hạt nhân, đơn phương trừng phạt và « cô lập chế độ Iran ».

Đối với tổng thống Pháp, cội nguồn chủ yếu của « cuộc khủng hoảng sâu sắc » của « trật tự quốc tế » hiện nay, là « các bất bình đẳng nghiêm trọng » kéo dài hàng chục năm qua, với gần một tỉ người trên thế giới phải sống dưới mức nghèo đói, 250 triệu trẻ em không được đi học, 200 triệu phụ nữ không có phương tiện tránh thai…

 Các bất bình đẳng gia tăng là đất màu mỡ cho chủ nghĩa dân tộc cực đoan các loại trỗi dậy ở khắp nơi trên thế giới.
 Với tư cách chủ tịch năm tới của khối các cường quốc kinh tế hàng đầu, tổng thống Macron hứa sẽ đưa cuộc chiến chống bất bình đẳng trở thành ưu tiên của G7.

Thông tín viên Valerie Gas tường trình từ New York :

« Emmanuel Macron tin tưởng là việc giải quyết các khủng hoảng phải thông qua cơ chế đa phương.
Trước Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc, tổng thống Pháp giải thích về điều này, thông qua các ví dụ cụ thể trong hiện tại, như cuộc khủng hoảng hạt nhân Iran.

Ông nói : ‘‘Thay vì khiến cho khủng hoảng trở nên gay gắt hơn, chúng ta cần phải đưa ra được một lịch trình hành động rộng lớn hơn, để giải quyết tất cả mọi lo ngại, từ hạt nhân, hỏa tiễn đạn đạo, cho đến các vấn đề khu vực, do chính sách của chính quyền Iran gây ra’’.

Đây là một thông điệp gửi đến tổng thống Mỹ Donald Trump, người vừa mới một lần nữa biện minh cho chính sách chống lại Iran.
 Đối với nguyên thủ Pháp, ‘‘quan điểm lẽ phải thuộc về kẻ mạnh không thể bảo vệ được bất cứ ai, trước mọi mối đe doa’’.

Về Iran, khủng hoảng Israel – Palestine, các hiệp ước thương mại, di dân, hay biến đổi khí hậu, tổng thống Pháp muốn đóng vai trò môi giới cho việc tìm ra các giải pháp chung.
Ông nói : ‘‘Tôi hết sức tin tưởng quyền tự quyết của người dân, và việc gia tăng hợp tác’’.

Bài diễn văn tại Liên Hiệp Quốc cho phép tổng thống Pháp bày tỏ khát vọng của ông.
Khát vọng ấy sẽ là nguồn cảm hứng đối với Emmanuel Macron, đặc biệt trong vai trò chủ tịch luân phiên khối G7 vào năm tới.

 Tổng thống Pháp muốn thay đổi G7, để tổ chức này không còn là một câu lạc bộ của các nước giàu.
 Mục tiêu hàng đầu mà nguyên thủ Pháp đề ra là chống lại nạn bất bình đẳng ».

Tổ chức phi chính phủ Oxfam, nổi tiếng với các hoạt động chống bất công, nghèo đói, đã hoan nghênh tuyên bố mạnh mẽ của Emmanuel Macron, đồng thời kêu gọi nguyên thủ Pháp có thêm các hành động cụ thể.

Switch mode views: