Tài liệu cũ của Saigon Echo
từ 2008 - 2012
Play
 
Giám Đốc: Tiến Sĩ Trần An Bài
  • Font size:
  • Decrease
  • Reset
  • Increase

Pakistan: Biểu tình phản đối Hà Lan tổ chức thi vẽ tranh biếm họa nhà tiên tri

netherlands-cartoon-pakistan

Biểu tình tại Lahore, Pakistan ngày 29/08/2018 phản đối việc Hà Lan tổ chức cuộc thi biếm họa về nhà tiên tri Mohamed.
REUTERS/Mohsin Raza

Nhiều cuộc biểu tình đã diễn ra ở Pakistan trong ngày hôm qua 29/08/2018 để phản đối cuộc thi vẽ tranh biếm họa về nhà tiên tri Mohamed dự kiến được tổ chức tại Hà Lan vào tháng 11/2018.

Cuộc thi này xuất phát từ ý tưởng của dân biểu cực hữu Geert Wilders. Những người cầm đầu phong trào phản đối dữ dội ở Pakistan thuộc hệ phái Sufi.

Đây là hệ phái đã gây ra nhiều hành vi bạo lực trong những tháng qua.
Họ thông báo sẽ tiếp tục phong trào phản đối cho đến khi nào Hà Lan hủy bỏ cuộc thi.

Từ Islamabad, thông tín viên RFI Solène Fioriti tường trình:

Labbaik ya rasool Allah, dịch sát nghĩa từng từ: Chúng con ở đây vì ngài, thưa nhà tiên tri.
Biểu ngữ này, vốn rất nổi tiếng đối với người Pakistan, lúc này vang lên trên xa lộ nối từ Lahore tới thủ đô Islamabad.

Lời kêu gọi xung trận này là của hệ phái Sufi vốn rất quá khích.
 Cách nay mười ngày, các tín đồ của hệ phái này đã tấn công đền thờ của một nhóm Hồi Giáo thiểu số … Giờ đây, Hà Lan là kẻ thù mới của hệ phái Sufi.

Đây là một hệ phái rất được lòng dân ở Pakistan, theo lời giải thích của bà Azeema Chemma, một nhà phân tích chính trị: Đúng là họ có được sự ủng hộ của đông đảo dân chúng thuộc mọi lứa tuổi, mọi tầng lớp xã hội, cứ như là có một sự liên kết về quan điểm.
Đa phần những người dân đó muốn Nhà nước Pakistan phản ánh luồng tư tưởng trên.

Khadim Rizvi, người đứng đầu hệ phái Sufi, với bộ râu trắng và ánh mắt dữ dằn, thậm chí đã khẳng định nếu ông lên nắm quyền, ông sẽ cho ném bom nguyên tử và cho tiến hành thánh chiến tại Hà Lan.

Nhà phân tích chính trị Azeema Chemma giải thích tiếp: Các đảng phái tôn giáo từng tìm cách để luật Hồi Giáo Sharia trở thành luật chính thức chưa bao giờ lại có được sự hưởng ứng trong công luận nhiều như vậy.

Vì dường như luật Hồi Giáo Sharia tác động rất nhiều tới cuộc sống của người dân.
Nhưng đó cũng là vì mối liên hệ của người dân với luật Hồi Giáo Sharia mang ít tính cảm xúc hơn là việc phỉ báng. Đó là điều ảnh hưởng mạnh mẽ đến cảm xúc của người dân.

Trong khi các đại diện ngoại giao vẫn đang nín thở chờ đợi, thì thủ tướng Imran Khan lên tiếng chỉ trích việc vẽ tranh biếm họa nhà tiên tri.
Thậm chí thủ tướng Pakistan còn thông báo sẽ kêu gọi Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc kỳ tới xem xét đưa ra một luật chung về vấn đề phỉ báng.

Switch mode views: