Tài liệu cũ của Saigon Echo
từ 2008 - 2012
Play
 
Giám Đốc: Tiến Sĩ Trần An Bài
  • Font size:
  • Decrease
  • Reset
  • Increase

Lãnh đạo Trung Quốc đến Senegal, chặng đầu chuyến công du châu Phi

Tq chau phi

Ảnh minh họa : Hiện diện của Trung Quốc tại Châu Phi. Ảnh nhân lễ khánh thành một công trình tại Djibouti, ngày/04/07/ 2018. Bắc Kinh nắm 60% nợ nước ngoài của Djibouti.
Yasuyoshi CHIBA / AFP

Hôm nay, 21/07/2017, chủ tịch Trung Quốc tới Dakar, thủ đô Senegal. Đây là chặng dừng chân đầu tiên của ông Tập Cận Bình trong chuyến công du châu Phi. Sau Senegal, Rwanda, Nam Phi và đảo Maurice sẽ là đích đến của lãnh đạo Trung Quốc.

Chuyến đi kéo dài hơn một tuần lễ của ông Tập Cận Bình được nhiều nhà quan sát coi như là bước chuẩn bị cho cuộc thượng đỉnh Trung Quốc – Châu Phi tại Bắc Kinh tháng 9 tới đây, tiếp theo thượng đỉnh tại Nam Phi hồi 2015.

Bắc Kinh ngày càng khẳng định như một đối tác hàng đầu của châu lục. Vấn đề là ảnh hưởng gia tăng của Trung Quốc đi kèm với nguy cơ châu Phi ngày càng lệ thuộc vào Trung Quốc về tài chính và chính trị.

Thông tín viên Heike Schmidt tường trình từ Bắc Kinh :

« Ông Tập Cận Bình, người được tổng thống Mỹ Donald Trump mệnh danh là « tay đánh phé », đang chơi một ván bài then chốt ở châu Phi.
Bắc Kinh thúc đẩy những con tốt để đảm bảo các nguồn cung ứng tài nguyên và tìm những thị trường mới.

Để tạo điều kiện thuân lợi cho thương mại, ông Tập đã đặt cược trên những « con đường tơ lụa mới » trên nguyên tắc nối liền châu Á với châu Âu và châu Phi.
Một ví dụ là trường hợp Senegal, nơi mà Trung Quốc tài trợ cho dự án xây dựng hệ thống đường xá lớn nhất của nước này: một xa lộ từ Dakar đến Touba, trị giá 700 triệu euro.
Rwanda thì hy vọng được Trung Quốc giúp phá vỡ thế cô lập, nhờ một đường xe lửa nối liên thủ đô Kigali với Mombasa ở Kenya.

Bắc Kinh không do dự trám vào chỗ trống mà phương Tây để lại, theo nhận định của Hoàn Cầu Thời Báo :
 « Tổng thống Mỹ Donald xem các quốc gia châu Phi như ‘‘những nước thổ tả’’, bằng chứng là giới tinh hoa phương Tây vẫn có xu hướng xem thường châu Phi, trong lúc Trung Quốc coi lục địa này là vùng đất đầy hứa hẹn ».

Thế nhưng, nguy cơ đối với châu Phi là vùng này ngày càng lệ thuộc vào Trung Quốc, quốc gia hiện đang nắm một phần lớn nợ nần của châu lục ».

Nợ của Châu Phi

Một nghiên cứu của công ty thẩm định tài chính Standard & Poor’s (S&P), được công bố ngày 22/05/2018, cảnh báo nguy cơ châu Phi rơi vào cuộc khủng hoảng nợ mới, từng gây tai họa cho châu lục vào cuối thập niên 1990.

Không chỉ đích danh Trung Quốc, Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế, trong một báo cáo hồi tháng 5, cho biết 15 trong số 35 quốc gia châu Phi thu nhập thấp, hiện đang lâm vào tình trạng nợ nần chồng chất hoặc có thể sẽ rơi vào tình trạng này.

 Ví dụ như Trung Quốc nắm đến 55% nợ nước ngoài của Kenya, gần 70% nợ của Cameroun…

Switch mode views: