Tài liệu cũ của Saigon Echo
từ 2008 - 2012
Play
 
Giám Đốc: Tiến Sĩ Trần An Bài
  • Font size:
  • Decrease
  • Reset
  • Increase

Thổ dân da đỏ Aztec bị biến mất vào thế kỷ XVI vì một loại khuẩn thương hàn ?

aztec shared meal

Thổ dân da đỏ Aztec trong một bữa ăn. Ảnh minh họa.
Wikimedia Commons

Le Figaro trích dẫn các kết quả nghiên cứu khoa học đăng trên tạp chí Nature Ecology & Evolution cho rằng căn bệnh bí ẩn có tên gọi là « cocoliztli » làm hàng triệu người chết vào năm 1545 và 1576 rất có thể là do một loại khuẩn thương hàn gây ra.

Làn sóng thực dân Tây Ban Nha tràn sang Trung Mỹ đầu thế kỷ XVI là một thảm kịch cho các nền văn minh bản địa.

Chưa đầy trong vòng một thế kỷ, 90% dân số thổ dân da đỏ, chủ yếu do sắc tộc Aztec thống trị đã bị biến mất, theo như con số ước tính của nhiều sử gia.

Nếu như chiến tranh, bị bắt làm nô lệ và các đợt di tản đương nhiên cũng có phần trong sự hủy hoại đó, những căn bệnh du nhập từ châu Âu gần như chắc là chết người.
Ban đầu là chứng đậu mùa tàn phá vùng lãnh thổ Mêhicô ngày nay vào năm 1519, yếu tố mang đến chiến thắng chớp nhoáng cho người Tây Ban Nha vào năm 1521.
Rồi sau đó là bệnh sởi, cúm và dịch hạch giết hại cả một vùng rộng lớn.

Nhưng có lẽ đáng chú ý nhất là căn bệnh khác, bí ẩn hơn nhiều, mà thổ dân Aztec gọi là « cocoliztli ».
Theo các ước tính, 80% dân số thổ dân đã bị giết chết vì chứng bệnh này trong giai đoạn 1545-1550.
Rồi sau đó là 50% số dân còn lại vào năm 1576.

Tuy rất khó đưa ra con số cụ thể, nhưng các nhà khoa học đánh giá chí ít cũng nhiều triệu người chết.
Vào thời kỳ đó, người ta rất khó xác định bệnh lý chính xác dịch bệnh khủng khiếp này vì những triệu chứng mang bệnh chính có thể giống với nhiều chứng bệnh khác (sốt cao, đau đầu, chóng mặt, lỵ, đau rát cổ họng và ngực).

Lời thuật của nhiều nhân chứng thời kỳ đó còn mô tả hiện tượng chảy máu mũi, miệng và mắt, tương tự như bệnh sốt xuất huyết do nhiễm virus cúm.
Ngày nay, cùng với các phương tiện hiện đại, các mẫu phân tích mới đã đưa các nhà khoa học đến giả thuyết : Sốt thương hàn.

Một nhóm các nhà nghiên cứu quốc tế do Viện Khoa Học Lịch Sử Con Người Max Planck, tại Jena, Đức điều hành đã tìm ra dấu vết của một loài vi khuẩn thương hàn trên nhiều xác chết trong một hố chôn tập thể vẫn được bảo quản tốt, tại khu thành cổ Teposcolula-Yucundaa.

Tổng cộng, các nhà khoa học đã tìm thấy vết tích loài khuẩn này trong răng từ 10-29 người được chôn cất tại đây.
Mặt khác, các dấu hiệu của sốt thương hàn, có thể có cả chảy máu mũi, lại trùng khớp với những gì được quan sát.

Dù vậy các nhà khoa học vẫn tỏ ra cẩn trọng, không loại trừ hoàn toàn giả thuyết nhiễm virus do các phân tích cho đến giờ vẫn chưa cho phép phát hiện các loại virus. Hơn nữa, khả năng xảy ra nhiều bệnh cùng một lúc là có thể, trong khi mà người dân bản địa vào thời kỳ đó chưa thể phân biệt các chứng bệnh.


Switch mode views: