Trung Quốc tăng cường kiểm soát đại dương bằng mạng lưới ngầm dưới biển
- Thứ Ba, 02 tháng Giêng năm 2018 20:05
- Tác Giả: Duy Anh
Hàng không mẫu hạm Liêu Ninh của Trung Quốc tập trận tại Biển Đông, tháng 12/2016.
REUTERS/Stringer
Nhật báo South China Morning Post hôm 31/12/2017 cho hay, Trung Quốc đã cho triển khai một dự án kiểm soát đại dương bằng mạng lưới theo dõi ngầm dưới biển.
Đây là dự án được Viện Hải Dương Học Nam Hải ấp ủ và phát triển trong nhiều năm, dưới sự giám sát của Viện Hàn Lâm Khoa Học Trung Quốc.
Hồi tháng 11/2017, Viện Hải Dương Học Nam Hải ra thông báo cho biết, sau nhiều năm thiết kế, lắp đặt và thử nghiệm, hệ thống theo dõi ngầm dưới biển hoạt động tốt và được bàn giao cho hải quân Trung Quốc.
Đây là một phần trong kế hoạch bành trướng quân sự chưa từng có mà Bắc Kinh kỳ vọng có thể trở thành đối trọng với Hoa Kỳ trên lĩnh vực hàng hải quốc tế, theo nhật báo Hồng Kông.
Hệ thống giám sát này đã đi vào hoạt động thu thập thông tin môi trường dưới biển, không chỉ cho phép đo lường, mà còn có thể dự đoán nhiệt độ và độ mặn nước biển ở bất kỳ đâu, bất kỳ lúc nào và ở mọi độ sâu.
Những thông tin này cho phép hải quân Trung Quốc có thể phát hiện tàu mục tiêu chính xác hơn, đồng thời tăng cường khả năng tuần tra biển và định vị.
Ông Du Vĩnh Cường (Yu Yongqiang), chuyên gia tại Viện Vật lý khí quyển trực thuộc Viện Hàn Lâm Khoa Học Trung Quốc (CAS), thành viên của nhóm chuyên gia tư vấn cho dự án, nhấn mạnh, việc thu thập thông tin về vận tốc và hướng truyền đi của sóng âm bị ảnh hưởng rất lớn bởi nhiệt độ và độ mặn của nước biển.
Nếu việc thu nhận dữ liệu thất bại, khả năng phát hiện và tấn công mục tiêu sẽ trở nên khó khăn hơn nhiều.
Ngoài việc cải thiện khả năng nhận diện mục tiêu, hệ thống giám sát này còn gúp cho tàu ngầm di chuyển an toàn hơn trong vùng biển phức tạp.
Theo bản mô tả tóm tắt kỹ thuật đăng tải trên trang web của Viện Hải Dương Học Nam Hải, hệ thống này được xây dựng dựa trên một mạng lưới các trang thiết bị đa dạng, như phao, tàu trên mặt biển, vệ tinh, thiết bị lặn dưới nước...
Tất cả đều nhằm thu thập dữ liệu trong vùng Biển Đông, Tây Thái Bình Dương và Ấn Đô Dương.
Các thông tin này sau đó sẽ được truyền về 3 trung tâm xử lý và phân tích thông tin tình báo được đặt tại quần đảo Hoàng Sa, tỉnh Quảng Đông và vùng Nam Á.
Tuy nhiên, ông Du cũng nói thêm, dù Biển Đông vốn được xem như « ao nhà » của Trung Quốc, nhưng với kinh nghiệm nhiều thập kỷ nghiên cứu vùng biển này, các tàu ngầm của Mỹ vẫn chiếm ưu thế, với khả năng thích nghi với nhiệt độ và độ mặn nước biển tốt hơn tàu ngầm Trung Quốc.
Chuyên gia này nhận định, kế hoạch phát triển một mạng lưới giám sát dưới biển có quy mô toàn cầu của Bắc Kinh cho thấy tiến bộ rõ ràng của Trung Quốc trong lĩnh vực quân sự dưới biển, song mặt khác, dự án này cũng bị cản trở bởi các hệ thống tương tự do Mỹ vận hành trên khắp thế giới.
Công nghệ cao thực sự góp phần giúp Bắc Kinh bảo vệ được lợi ích quốc gia trên biển cũng như trong lòng đại dương, dọc theo con đường tơ lụa trên biển, bắt đầu từ bán đảo Triều Tiên trải dài tới tận bờ biển Đông Phi.
Hệ thống kiểm soát đại dương này của chính quyền Bắc Kinh góp phần hiện thực hóa « Giấc mơ Trung Hoa », đồng thời củng cố về mặt quân sự cho kế hoạch « Nhất Đới Nhất Lộ » - tham vọng bành trướng ảnh hưởng kinh tế tới hơn 60 quốc gia trên toàn cầu.
Đã có khoảng 12 dự án xây dựng cơ sở hạ tầng nằm trong khuôn khổ của siêu dự án này được triển khai, từ làm đường cao tốc tới xây dựng các trạm năng lượng và khai mỏ.
Tuy nhiên, « Nhất Đới Nhất Lộ » cũng đã vấp phải nhiều phản ứng trái chiều của các quốc gia trong khu vực có tranh chấp về chủ quyền trên biển với Trung Quốc.
Tin mới
- Sự đối lập giữa nhà giàu Trung Quốc và Nhật Bản - 03/01/2018 02:52
- Bài hát Happy New Year của ABBA là một bài hát tiên tri - 02/01/2018 23:54
- Thế giới đón mừng năm mới 2018: hân hoan và lạc quan hy vọng - 02/01/2018 22:39
- Nước Mỹ ‘lạnh gay gắt’ và sẽ còn tệ hơn nữa - 02/01/2018 22:16
- Iran : 9 người thiệt mạng trong các vụ bạo động ở vùng Ispahan - 02/01/2018 21:57
- Tổng thống Mỹ lên án đàn áp biểu tình, dọa xóa bỏ hiệp định hạt nhân Iran - 02/01/2018 21:50
- Biểu tình tại Iran: Nguyên nhân là chính sách khắc khổ ? - 02/01/2018 21:42
- Căng thẳng Mỹ - Pakistan quanh vấn đề chống khủng bố - 02/01/2018 21:30
- Đức : Kiểm soát chặt nội dung xấu trên mạng xã hội - 02/01/2018 21:23
- Syria : Bachar al-Assad thay bộ trưởng Quốc Phòng - 02/01/2018 20:15
Các tin khác
- Bắc Kinh lại cho báo chí đe dọa Úc vì “xen vào” hồ sơ Biển Đông - 02/01/2018 03:16
- Hạt nhân Bắc Triều Tiên tiếp tục phủ bóng châu Á năm 2018 - 02/01/2018 03:10
- Pháp đón bão dữ đầu năm, nhiều nơi tại Mỹ chìm trong giá rét - 02/01/2018 03:02
- Hồng Kông thuê phi cơ charter trục xuất 68 người Việt nhập cư lậu - 02/01/2018 02:54
- Vài điều về con hàu, món ăn khoái khẩu của người dân Pháp - 02/01/2018 00:42
- Dân Sài Gòn, Đà Nẵng đổ ra đường xem bắn pháo hoa đón năm mới 2018 - 01/01/2018 04:20
- Mỹ : Một cuộc trả lời phỏng vấn kỳ cục của tổng thống Donald Trump - 31/12/2017 21:52
- Tháp Eiffel : Từ bà đầm thép bị chế nhạo tới biểu tượng của Paris - 31/12/2017 21:45
- Trung Quốc ấn định mức tiền mặt được rút ở nước ngoài - 31/12/2017 21:11
- Iran có nguy cơ đón giao thừa trong làn sóng biểu tình - 31/12/2017 21:04