Tài liệu cũ của Saigon Echo
từ 2008 - 2012
Play
 
Giám Đốc: Tiến Sĩ Trần An Bài
  • Font size:
  • Decrease
  • Reset
  • Increase

Việt Nam tăng cường kiểm soát Internet bằng « lực lượng 47 »

Youtube-music

ảnh Minh họa
REUTERS/Dado Ruvic

Theo hãng tin AFP hôm qua, 29/12/2017, Tổ chức nhân quyền của Mỹ, Human Rights Watch (HRW) nhận định, việc chính quyền Hà Nội triển khai 10 000 người « đấu tranh trên mạng », còn được gọi là « lực lượng 47 », nhằm chống lại các hoạt động chống đối chính quyền trên không gian mạng, đang tạo nên « một tầm mức mới » trong việc việc kiểm soát tự do ngôn luận ở Việt Nam.

Truyền thông nhà nước giải thích rằng, lực lượng này có nhiệm vụ đấu tranh chống « các quan điểm sai trái ».

Tuy nhiên, có rất ít chi tiết được đưa ra về lực lượng an ninh mạng này.
 Theo AFP, chính phủ Việt Nam từ chối đưa ra mọi bình luận.

Ông Phil Robertson, phó giám đốc đặc trách châu Á của Human Rights Watch, nhận định rằng, việc triển khai lực lượng 47 đang tạo thêm « một tầm mức mới trong việc đàn áp những tiếng nói đối lập ở Việt Nam ».
Internet và mạng xã hội không bị cấm tại Việt Nam, nhưng bị kiểm soát rất chặt chẽ và chính quyền vẫn thường bỏ tù những người chống đối.

Đại diện tại Đông Nam Á của Ủy ban Bảo vệ Nhà báo, ông Shawn Crispin cho rằng, đây là « biện pháp mới nhất của một chiến dịch nhằm kiềm tỏa bằng mọi giá quyền tự do trên Internet ».
Tổ chức Ngôi nhà Tự do (Freedom House) đánh giá không gian mạng ở Việt Nam là « không tự do » và xếp Việt Nam ngay sau Trung Quốc về mức độ kém tự do trên mạng.

Cách đây vài tháng, chính quyền Hà Nội đã yêu cầu Facebook và Youtube xóa bỏ một số « nội dung độc hại ».
Tháng 8 vừa qua, chủ tịch nước Trần Đại Quang đã kêu gọi thắt chặt kiểm soát an ninh trên không gian mạng, khẳng định rằng một số nhóm sử dụng các trang web để phát động các chiến dịch « đe dọa uy tín của lãnh đạo Đảng và Nhà nước ».

Hiện nay, hơn một nửa dân số Việt Nam sử dụng Internet. Việt Nam cũng nằm trong số 10 quốc gia dẫn đầu thế giới về tỷ lệ phần trăm người dùng mạng xã hội Facebook.

Switch mode views: