Pháp quyết duy trì luật cấm thuốc trừ sâu neonicotinoid
- Thứ Tư, 28 tháng Sáu năm 2017 19:02
- Tác Giả: Trọng Thành
Apis mellifera là loài ong phổ biến nhất châu Âu (Photo : John Severns)
Luật về cấm thuốc trừ sâu neonicotinoid, thủ phạm của nạn ong chết, đã được Quốc Hội Pháp thông qua năm 2016.
Mâu thuẫn bùng lên trong nội bộ tân chính phủ Pháp, sau khi bộ trưởng Nông Nghiệp đề nghị xét lại luật này, với lý do “không phù hợp với luật châu Âu”.
Hôm qua, 27/06/2017, thủ tướng Pháp đã can thiệp, khẳng định sẽ không có việc xét lại luật.
Theo các nhà quan sát, năm 2017 sẽ là năm “quyết định” của cuộc chiến chống thuốc trừ sâu neonicotinoid.
Chất neonicotinoid bị coi là thủ phạm chính của việc ong chết trên quy mô rất lớn tại châu Âu.
Các thuốc trừ sâu có chứa neonicotinoid còn được mệnh danh là “thuốc diệt ong”, . Thiếu vai trò thụ phấn của ong, cũng như các côn trùng thụ phấn nói chung, sản xuất nông nghiệp sẽ sụt giảm nghiêm trọng.
Mâu thuẫn đầu tiên trong nội bộ tân chính phủ Pháp bùng lên khi bộ trưởng Nông Nghiệp Stéphane Travert phê phán luật đa dạng sinh học, cấm loại thuốc trừ sâu nói trên của Pháp, trên kênh RMC/BFMTV.
Ngay lập tức bộ trưởng Sinh Thái - Đoàn Kết Nicolas Hulot khẳng định lệnh cấm, có hiệu lực từ tháng 9/2018, vẫn được giữ nguyên.
Ông Hulot nhấn mạnh : “không chấp nhận bất cứ nhân nhượng nào”, một khi sức khỏe dân chúng bị đe dọa.
Thủ tướng Edouard Philippe đã can thiệp, ủng hộ quan điểm của bộ trưởng Sinh Thái. Phủ thủ tướng ra thông cáo thừa nhận đang phối hợp làm việc với các định chế châu Âu, để bảo đảm luật của Pháp phù hợp với luật pháp châu Âu.
Chống các loại thuốc trừ sâu nguy hiểm là cam kết của ứng cử viên tổng thống Macron, trong thời gian tranh cử.
Cuộc chiến pháp lý
Trên thực tế cuộc chiến pháp lý chống thuốc trừ sâu tại châu Âu kéo dài từ nhiều năm nay. Năm 2013, Liên Hiệp Châu Âu đã ra quyết định tạm thời cho sử dụng trong một thời gian nhất định ba loại thuốc trừ sâu neonicotinoid (bao gồm clothilianidin và imadacloprid của tập đoàn Bayer và thiamethoxam của Syngenta).
Ủy Ban Châu Âu có kế hoạch đưa vấn đề này ra lấy quyết định chính thức của các nước thành viên vào tháng 7 tới.
Trong khi Liên Âu còn chần chừ, Paris đã có những nỗ lực đi trước [Pháp không đơn độc, Canada hiện cũng đang nỗ lực theo hướng này].
Luật Đa Dạng Sinh Học năm 2016 của Pháp dự kiến cấm toàn bộ các thuốc trừ sâu neonicotinoid, chứ không chỉ ba loại thuốc nói trên.
Về nguyên tắc, không có quy định nào cấm một nước thành viên đi xa hơn các quy định hiện hành của Liên Hiệp Châu Âu, với điều kiện phải dựa trên các bằng chứng khoa học.
Trong khi chờ đợi kết quả của Cơ Quan An Ninh Thực Phẩm Châu Âu (EFSA), tổ chức môi trường Greenpeace đề nghị hai nhà khoa học Anh tổng hợp các nghiên cứu về tác động của thuốc neonicotinoid.
Nghiên cứu rất phức tạp do nạn ong dại và ong nhà chết hàng loạt phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Các tập đoàn công nghiệp thực phẩm và hóa chất nông nghiệp chắc chắn không chấp nhận bó tay.
Bên cạnh nạn ong chết, chính phủ Pháp đã yêu cầu Cơ Quan Quốc Gia An Toàn về Thực Phẩm, về Môi Trường và về Lao Động (ANSES) thực hiện một báo cáo về tác động của thuốc trừ sâu nói trên đến người.
Giải pháp thay thế
Nạn thuốc trừ sâu diệt ong, có hại cho sức khỏe đang được các định chế châu Âu xác minh, không chỉ là vấn đề của riêng Liên Âu mà là của toàn cầu.
Thuốc trừ sâu có chứa neonicotinoid chiếm khoảng từ 30 đến 40% thị trường thuốc trừ sâu thế giới.
Trong những năm gần đây, lượng thuốc trừ sâu loại này tăng vọt trên quy mô toàn cầu (giữa năm 2013 và năm 2016, lượng tiêu thụ tăng 31%).
Vấn đề đặt ra hiện nay là : Để có thể cấm được triệt để các loại thuốc trừ sâu độc hại nhận được sự đồng thuận xã hội, cần phải có các biện pháp mới thay thế, để bảo đảm sản xuất nông nghiệp không bị tác động.
Tin mới
- Hồng Y Georges Pell bị cáo buộc lạm dụng tình dục trẻ em - 29/06/2017 22:58
- Hoa Kỳ : Sắc lệnh nhập cư của Trump có hiệu lực - 29/06/2017 22:42
- Liên Hiệp Quốc giảm ngân sách hoạt động duy trì hòa bình trên thế giới - 29/06/2017 22:35
- Pháp kêu gọi Trung Quốc trả tự do cho Lưu Hiểu Ba - 29/06/2017 22:10
- Căng thẳng Việt-Trung do Bắc Kinh ngang ngược về dầu khí Biển Đông - 29/06/2017 22:02
- Tổng thống Hàn Quốc thăm Mỹ, hội đàm với tổng thống Donald Trump - 29/06/2017 21:45
- Trung Quốc tuyên bố sẵn sàng tập trận chống khủng bố với Philippines - 29/06/2017 14:05
- Úc - Mỹ bắt đầu cuộc tập trận chung lớn nhất - 29/06/2017 13:57
- Nước biển dâng cao : Băng đảo Groenland chịu trách nhiệm tới 25% - 28/06/2017 23:24
- Tổng thống Macron mời nguyên thủ Mỹ dự lễ Quốc khánh Pháp - 28/06/2017 19:23
Các tin khác
- Grand Paris Express - dự án métro ngoại hạng của vùng Paris - 28/06/2017 18:30
- Trung Quốc hạ thủy loại khu trục hạm mới hiện đại - 28/06/2017 17:41
- Mỹ xếp Trung Quốc vào danh sách các nước buôn người trầm trọng - 28/06/2017 17:32
- Fukushima : Lần đầu tiên các cựu lãnh đạo Tepco ra tòa - 28/06/2017 17:11
- Mỹ kêu gọi Bắc Kinh để Lưu Hiểu Ba ra nước ngoài chữa bệnh - 28/06/2017 16:54
- Eden, rạp xinê xưa nhất thế giới - 27/06/2017 18:46
- Pháp : Một cựu đảng viên đảng Xanh làm chủ tịch Quốc Hội mới - 27/06/2017 18:33
- Triển lãm Le Bourget bế mạc với 150 tỷ đô la đơn đặt hàng - 27/06/2017 14:36
- Tổng thống Mỹ kêu gọi giải quyết nhanh hồ sơ Bắc Triều Tiên - 27/06/2017 14:15
- Lãnh đạo Mỹ-Ấn Độ kêu gọi tôn trọng tự do hàng hải - 27/06/2017 14:01