Vòng hai Quốc Hội Pháp : Thủy triều xã hội công dân mấp mé thềm nghị viện
- Chúa Nhật, 18 tháng Sáu năm 2017 17:53
- Tác Giả: Tú Anh
Điện Bourbon, trụ sở Quốc Hội Pháp, Paris.
LUDOVIC MARIN / AFP
Cử tri Pháp bắt đầu đi bỏ phiếu từ 8 giờ sáng chủ nhật 18/06/2017 để bầu Quốc Hội mới, chọn ra 573 dân biểu trong tổng số 1146 ứng cử viên vượt qua vòng một.
Nếu kết quả được dự báo được xác nhận, đảng Cộng Hoà Tiến Bước sẽ chiến thắng áp đảo. Tân tổng thống Macron có thể tiến hành cải cách kinh tế, xã hội đớn đau với một nghị viện hoàn toàn « mới » theo đúng nghĩa.
Quy mô chiến thắng của phe tổng thống sẽ như thế nào là ẩn số duy nhất của cuộc bầu cử này và sẽ được giải đáp vào 20 giờ chiều nay, khi tất cả phòng phiếu đóng cửa.
Theo các dự báo, đảng Cộng Hoà Tiến Bước sẽ giành được từ 400 đến 470 ghế trên 577 trong bối cảnh hai chính đảng tả hữu truyền thống bị suy yếu (trong số bốn ứng viên đắc cử ngay sau vòng một, thì hai người là thành viên đảng Cộng Hòa Tiến Bước và một người tuyên bố ủng hộ tổng thống Macron).
Nhưng cho dù kết quả phòng phiếu có chênh lệch với dự báo đến đâu thì Quốc Hội mới cũng hầu như đổi mới hoàn toàn.
Trước hết về nhân sự, chỉ có 222 dân biểu mãn nhiệm vào được vòng hai.
Đa số dân biểu khóa trước hoặc bị loại ở vòng một hoặc không tái tranh cử vì đạo luật cấm kiêm nhiệm lần đầu tiên được áp dụng.
Từ nay, một chính trị gia Pháp không thể vừa là dân biểu, vừa là thị trưởng hay nghị viên trong chính quyền địa phương như truyền thống từ hơn 50 năm nay.
Hệ quả đầu tiên là đa số ứng cử viên, nhất là của đảng Cộng Hoà Tiến Bước và của đảng cực tả Nước Pháp Bất Khuất (La France Insoumise), đều xuất thân từ xã hội công dân, những nhà hoạt động hội đoàn hay trong lĩnh vực nghề nghiệp chuyên môn.
Cái mới thứ hai là lần đầu tiên số nữ ứng cử viên vượt kỷ lục : 246 người vào chung kết. Nếu dự báo của các viện thăm dò chính xác thì trong Quốc Hội mới, tỷ lệ phái yếu sẽ lên đến 42%.
Tại châu Âu, Pháp chỉ còn đứng sau Thụy Điển trong chính sách cân bằng nam nữ tại nghị trường.
Là một nhà chính trị chưa có tiếng tăm cách nay ba năm, tân tổng thống Emmanuel Macron sắp vượt qua được thách thức cuối cùng : chiếm đa số rộng rãi tại Hạ Viện để tiến hành ba cuộc cải cách quan trọng. Đó là đạo đức hóa đời sống chính trị, sửa đổi luật lao động và tăng cường các biện pháp chống khủng bố đang đe dọa thường trực nước Pháp và châu Âu.
Tin mới
- Luân Đôn và Bruxelles bước vào đàm phán chính thức về Brexit - 19/06/2017 22:25
- Chính trị Pháp: Tổng thống Macron củng cố thế thượng phong - 19/06/2017 19:22
- Tai nạn tàu chiến ở Nhật : Hải quân Mỹ tìm được thi thể 7 thủy thủ - 19/06/2017 18:55
- Thịt heo rớt giá : Hồi chuông cảnh báo sản xuất nông nghiệp - 19/06/2017 18:48
- Pháp khai mạc triển lãm hàng không quốc tế Le Bourget - 19/06/2017 18:34
- Bắc Hàn cáo buộc Mỹ ‘ăn cướp’ - 19/06/2017 03:34
- Hải sâm, vú nàng, máu và nước mắt - 18/06/2017 21:36
- Mỹ ngừng tìm thủy thủ mất tích của tàu Fitzgerald - 18/06/2017 21:18
- Hỏa hoạn ở Luân Đôn : Cảnh sát thừa nhận 58 người thiệt mạng - 18/06/2017 18:09
- Hiệu ứng nhà kính : Pháp lập Quỹ khí hậu để thu hút nhân tài... Mỹ - 18/06/2017 18:02
Các tin khác
- Cuba chỉ trích các biện pháp hạn chế của Trump, kêu gọi đối thoại - 17/06/2017 20:47
- Mỹ tìm kiếm thủy thủ trong vụ đâm tàu chiến - 17/06/2017 20:40
- Đức, Pháp chỉ trích dự luật của Mỹ mở rộng trừng phạt Nga - 17/06/2017 14:56
- Hỏa hoạn ở Luân Đôn : Người dân xuống đường phản đối thủ tướng May - 17/06/2017 14:48
- Nga can thiệp bầu cử Mỹ: Trump thừa nhận đang bị điều tra - 17/06/2017 14:39
- Pháp : Đảng của Macron sẽ giành đa số áp đảo - 17/06/2017 14:32
- Một thủy thủ Việt Nam được quân đội Philippines giải thoát khỏi quân Hồi giáo - 17/06/2017 14:25
- LHQ yêu cầu Bắc Triều Tiên làm sáng tỏ vụ sinh viên Mỹ bị hôn mê - 17/06/2017 14:19
- Chiến hạm Mỹ-Nhật thao dượt chung ở Biển Đông - 17/06/2017 14:12
- Đồng Tâm nóng lên sau tuyên bố của Chủ tịch Chung - 17/06/2017 04:41