Trung Quốc thế vai trò lãnh đạo sau khi Mỹ rút khỏi Hiệp Ước Paris
- Thứ Bảy, 03 tháng Sáu năm 2017 02:17
- Tác Giả: Người Việt
Các nhà máy xả khí thải ở Trung Quốc. (Hình: Kevin Frayer/Getty Images)
WASHINGTON, DC (AP) – Việc Tổng Thống Donald Trump rút nước Mỹ ra khỏi hiệp ước khí hậu Paris có thể tạo điều kiện để Trung Quốc bước lên vị thế lãnh đạo trong việc ngăn chặn tình trạng địa cầu ấm dần và khuyến khích sử dụng các kỹ thuật xanh, cùng là những vấn đề khác của thế giới không thật sự liên quan đến môi trường.
Trung Quốc, nơi xả khí thải hàng đầu thế giới, hiện đang nhanh chóng có những tiến triển để đạt được mục tiêu đề ra là ngưng việc xả khí thải vào năm 2030.
Quốc gia này cũng vượt qua Mỹ về việc chuyển đổi sang năng lượng tái tạo, tạo ra khoảng 1/5 lượng điện tiêu thụ của họ từ các nguồn có thể tái tạo.
Trong khi đó, Mỹ chỉ đạt được khoảng 13% từ nguồn này.
Và tuy rằng Trung Quốc vẫn còn trông cậy rất nhiều vào than đá và ô nhiễm vẫn là một vấn đề trầm trọng trong quốc gia với 1.3 tỉ người này, thành phần lãnh đạo chính quyền Cộng Sản Trung Quốc cho hay họ cương quyết tiến hành các biện pháp thay đổi từ cơ bản.
Điều này khiến nhiều quốc gia trên thế giới nay nhìn về Bắc Kinh, vốn cũng muốn tạo thế đứng cho chính mình trên trường quốc tế.
Sự xuất hiện của Trung Quốc trong vai trò mới là đoàn kết và hướng dẫn thế giới không chỉ giới hạn trong lãnh vực môi trường.
Trong khi chính phủ Trump đang lui ra khỏi vai trò truyền thống của Mỹ là lãnh đạo về thương mại và phát triển, Trung Quốc nhanh chóng có hành động lấp vào khoảng trống, mở rộng sự hiện diện ở khắp nơi trên thế giới từ thiết lập các hệ thống đường xá mới, cho tới các món tiền cho vay lớn lao và các kế hoạch về năng lượng.
Trước sự bực bội của Mỹ, Trung Quốc hồi năm ngoái thành lập ngân hàng phát triển của riêng mình để đáp ứng như cầu tài chánh không được sự chú ý của các cơ cấu quốc tế do Mỹ lãnh đạo như World Bank.
Chỉ mới tháng trước đây, Chủ Tịch Tập Cận Bình mời hơn 20 nhà lãnh đạo quốc tế đến để bàn về việc xây hệ thống hạ tầng cơ sở nối liền Á Châu và Âu Châu. (V.Giang)
Tin mới
- Bầu cử địa phương Cam Bốt: Trắc nghiệm đối với thủ tướng Hun Sen - 05/06/2017 03:11
- Shangri-la : Jakarta khẳng định Daech có 1200 chiến binh tại Philippines - 05/06/2017 02:50
- Shangri-la: Pháp, Nhật hoan nghênh Mỹ hiện diện quân sự ở châu Á - 05/06/2017 02:43
- Hoa Kỳ: Người xin visa phải cung cấp thông tin cá nhân trên mạng xã hội - 03/06/2017 18:14
- Putin : Mỹ có thể làm giả tài liệu cáo buộc tin tặc Nga - 03/06/2017 18:07
- Nga xen vào bầu cử Mỹ: Comey sẵn sàng khai việc Trump gây sức ép - 03/06/2017 14:04
- Thủ tướng Modi đến Paris thúc đẩy quan hệ Pháp-Ấn - 03/06/2017 13:57
- Philippines : Vẫn chưa biết danh tính thủ phạm vụ tấn công casino - 03/06/2017 13:50
- Khí hậu: Trung Quốc cam kết chuyển đổi mô hình kinh tế “xanh” - 03/06/2017 13:44
- Shangri-la: Bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ chỉ trích Trung Quốc về Biển Đông - 03/06/2017 13:31
Các tin khác
- TNS McCain thăm cảng Cam Ranh, gặp các nhà tranh đấu - 02/06/2017 21:29
- Món quà Thủ tướng Phúc tặng ông Trump gây 'bão' mạng - 02/06/2017 18:47
- Tổng thống Pháp Macron lên tuyến đầu chống biến đổi khí hậu - 02/06/2017 17:20
- Pháp: Bộ trưởng Tư Pháp công bố dự án cải cách “chưa từng có” - 02/06/2017 17:14
- Đối Thoại An Ninh Shangri-La: Đối tác châu Á chờ Mỹ làm rõ chính sách - 02/06/2017 16:47
- Trung Quốc: Doanh nghiệp nước ngoài phàn nàn bị phân biệt đối xử - 02/06/2017 16:39
- Châu Âu muốn cùng Trung Quốc đi đầu trong lĩnh vực khí hậu - 02/06/2017 16:32
- Philippines: Một sòng bạc tại Manila bị phóng hỏa, 36 người chết - 02/06/2017 15:59
- Khách Trung Quốc lại ‘đại náo’ phi trường Cam Ranh - 02/06/2017 01:00
- Putin: Tấn công điện toán có thể do ‘người Nga yêu nước’ tự ý thực hiện - 01/06/2017 21:57