Tài liệu cũ của Saigon Echo
từ 2008 - 2012
Play
 
Giám Đốc: Tiến Sĩ Trần An Bài
  • Font size:
  • Decrease
  • Reset
  • Increase

Tổng thống Pháp công du Đông Nam Á với trọng tâm kinh tế

france-asia-singapore


Tổng thống Pháp François Hollande và đồng nhiệm Singapore Tony Tan duyệt hàng quân danh dự tại Singapore ngày 26/03/2017.
REUTERS/Edgar Su

Tổng thống Pháp François Hollande hôm nay, 26/03/2017, tới Singapore, chặng đầu tiên trong chuyến đi Đông Nam Á, vòng công du cuối cùng với tư cách nguyên thủ.

Mục tiêu chủ yếu của tổng thống Hollande là siết chặt các quan hệ giữa Pháp với một khu vực « có tiềm năng rất lớn » về kinh tế (theo điện Elysée).

Paris cũng tìm cách khẳng định vị thế một cường quốc Thái Bình Dương, sau khi chính quyền Trump rút khỏi Hiệp ước TPP, để ngỏ không gian cho Trung Quốc tung hoành.
Tổng thống Hollande sẽ ở Singapore trong hai ngày, Chủ Nhật 26/03 và thứ Hai 27/03. Cùng đi với tổng thống Pháp là khoảng 40 lãnh đạo các doanh nghiệp, đa số là các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Tổng thống Pháp có kế hoạch gặp các doanh nhân Pháp làm việc tại Singapore trước khi hội kiến với đồng nhiệm Singapore Tony Tan Keung Yam.
Ngày mai, ông Hollande sẽ tham dự lễ khánh thành một diễn đàn của 170 start-up Pháp hoạt động tại Singapore.

Singapore là đối tác thương mại số một của nước Pháp tại Đông Nam Á, với trao đổi thương mại khoảng 8 tỉ euro.
Tiếp theo Singapore, thứ Ba 28/03, tổng thống Pháp tới Malaysia, khách hàng truyền thống của Pháp trong lĩnh vực công nghiệp quốc phòng.

 Kuala Lumpur đã mua nhiều tầu ngầm và máy bay vận tải của Pháp và hiện tại quan tâm đến các máy bay chiến đấu Rafale của tập đoàn Dassault. Chuyến công du của tổng thống Hollande khép lại với Indonesia.
 Quốc gia quần đảo chiếm đến 40% trọng lượng kinh tế của khối ASEAN đang có nhu cầu phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng biển.

Pháp có thể hợp tác với Indonesia trong các lĩnh vực vận tải biển, xây dựng cảng, năng lượng biển, thông tin liên lạc, và kể cả du lịch.
Triển vọng hợp tác với Đông Nam Á của Pháp, với tư cách quốc gia Thái Bình Dương

Theo các nhà quan sát, bên ngoài các mục tiêu về kinh tế, Pháp cũng tìm kiếm vai trò trên lĩnh vực địa chính trị Đông Nam Á, trong bối cảnh khu vực đang rơi vào không khí « bất định », sau khi tân chính quyền Donald Trump rút khỏi Hiệp định Đối Tác xuyên Thái Bình Dương (TPP).

Nhiều nước ASEAN đang tìm kiếm các đồng minh chính trị và kinh tế mới, để đối trọng với ảnh hưởng ngày càng lấn át của Trung Quốc tại khu vực này.
Nước Pháp là một trong các động lực chính trong hợp tác giữa Liên Hiệp Châu Âu và khối ASEAN, thông qua các hiệp ước thương mại tự do.

Thỏa thuận với Việt Nam đã được ký kết, dự kiến tiếp theo sẽ là Indonesia.
Theo báo Huffington Post, với các lãnh thổ hải ngoại và vùng đặc quyền kinh tế biển tại Thái Bình Dương, Pháp chắc chắc là một quốc gia Thái Bình Dương.
 Paris có thể có được một vai trò tại khu vực này, « nếu biết cách liên kết hiệu quả với ‘‘các láng giềng’’ châu Á ».

Tại Singapore, ngày mai, 27/03, tổng thống Pháp François Hollande sẽ có một bài phát biểu về tình hình khu vực và quốc tế tại diễn đàn nổi tiếng Singapore Lecture, do Viện Nghiên Cứu Đông Nam Á (ISEAS Yusof Ishak Institute) tổ chức.

Switch mode views: