Tài liệu cũ của Saigon Echo
từ 2008 - 2012
Play
 
Giám Đốc: Tiến Sĩ Trần An Bài
  • Font size:
  • Decrease
  • Reset
  • Increase

Hà Lan cấm máy bay của Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ đáp xuống

pakistan-turkey

Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Mevlut Cavusoglu.
(Reuters)

Hôm nay, 11/03/2107, chính phủ Hà Lan đã quyết định cấm máy bay của Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Mevlut Cavusoglu đáp xuống Rotterdam nhằm tham dự một cuộc mít tinh về việc tăng cường quyền hạn cho tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ.

Trong một thông cáo, chính phủ Hà Lan nêu lý do là vì phía chính quyền Thổ Nhĩ Kỳ đã công khai dọa sẽ trừng phạt Hà Lan nếu nước này không cho máy bay của Ngoại trưởng Cavusoglu đáp xuống.

Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayip Erdogan đã dọa sẽ trả đũa hành động của phía Hà Lan, xem đây là một thái độ « mang tàn dư của chủ nghĩa phát xít ».
 Trước mắt, chính phủ Ankara đã triệu đại biện của đại sứ quán Hà Lan lên để phản đối.

Trong khi đó, hôm qua Liên Hiệp Quốc hôm qua ra báo cáo tố các lực lượng an ninh của Thổ Nhĩ Kỳ vi phạm nghiêm trọng nhân quyền trong khi tiến hành các chiến dịch chống phe nổi dậy người Kurdistan ở miền đông nam Thổ Nhĩ Kỳ, kể từ sau thỏa thuận hưu chiến hồi mùa hè năm 2015.

 Theo AFP, Ankara ngay lập tức đã bác bỏ các cáo buộc của Liên Hiệp Quốc.

Từ Istanbul, thông tín viên RFI Anne Andlauer cho biết thêm chi tiết :

« Các vụ « phá hủy hàng loạt », « giết người » và « nhiều vi phạm nghiêm trọng khác » khiến hơn 355.000 dân thường phải rời bỏ nhà cửa.

Các bằng chứng chi tiết trong bản báo cáo đầu tiên của Liên Hiệp Quốc về các chiến dịch của nhà nước Thổ Nhĩ Kỳ tại miền đông nam mà đa phần dân chúng là người Kurdistan là không thể chối cãi.

Báo cáo này liên quan tới giai đoạn 07/2015-12/2016, nhất là trong 13 tháng đầu của giai đoạn này, trong đó các trận đánh ác liệt chưa từng có giữa Lực Lượng Lao Động Người Kurdistan (PKK) và các lực lượng an ninh Thổ Nhĩ Kỳ đã tàn phá khu trung tâm của hàng chục thành phố.

Để có bản báo cáo này, Liên Hiệp Quốc đã dựa vào các hình ảnh vệ tinh, các cuộc trao đổi với nạn nhân hoặc gia đình các nạn nhân, cũng như dựa vào thông tin từ các tổ chức phi chính phủ.
Các nhà điều tra của Liên Hiệp Quốc không được phép tới các khu vực xảy ra đụng độ.

Về phía Thổ Nhĩ Kỳ, Ankara bác bỏ mọi cáo buộc là binh lính và cảnh sát vi phạm nhân quyền.
Ankara tố cáo đảng Người Lao Động Kurdistan (PKK) sử dụng thường dân làm bia đỡ đạn, khiến 1.200 dân thường và 800 người thuộc các lực lượng an ninh thiệt mạng, cho dù là liên quan hay không liên quan tới bạo lực.

Liên Hiệp Quốc, hiện vẫn yêu cầu Ankara mở một cuộc điều tra độc lập, thì lấy làm tiếc là các vụ phá hủy đã xóa đi nhiều dấu vết. »

Switch mode views: