Tài liệu cũ của Saigon Echo
từ 2008 - 2012
Play
 
Giám Đốc: Tiến Sĩ Trần An Bài
  • Font size:
  • Decrease
  • Reset
  • Increase

Thổ Nhĩ Kỳ trưng cầu dân ý về trao thêm quyền cho tổng thống

binaliyildrim

Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ Binali Yildrim trong buổi vận động với phe ủng hộ trao thêm quyền cho tổng thống, Ankara, ngày 25/02/2017.
AFP/Hakan Goktepe

Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan muốn thay đổi hệ thống chính trị và chuyển sang chế độ tổng thống, được cho là nhằm trao thêm quyền lực cho người đứng đầu Nhà nước.
Ngày 16/04/2017, cử tri sẽ đi bỏ phiếu cho biết ý kiến của mình.

Ngay từ ngày 25/02, cuộc vận động trưng cầu dân ý đã được phát động tại Thổ Nhĩ Kỳ. Phe ủng hộ thay đổi, do thủ tướng Binali Yildrim đứng đầu, đã bắt đầu chiến dịch trước vài nghìn người tại Ankara.
Dù phe « Thuận » nhận được sự ủng hộ từ bộ máy chính quyền và phần lớn các hãng truyền thông, nhưng cho đến nay, kết quả có vẻ sát sao hơn dự tính.

Thông tín viên RFI Alexandre Billette tường trình từ Istanbul :

« Thổ Nhĩ Kỳ vẫn đang trong tình trạng khẩn cấp, nhiều nghị sĩ đối lập bị cầm tù vì ủng hộ khủng bố, vài nghìn người bị sa thải hay bị bắt giữ.
Chiến dịch kiểm soát đất nước của tổng thống Recep Tayyip Erdogan chưa bao giờ mạnh đến như vậy.

Tuy nhiên, ở Istanbul, ngay cả tại những khu phố được cho là ủng hộ ông Erdogan nhất như Esenyurt, có rất nhiều ý kiến trái ngược nhau về mong muốn thay đổi hệ thống chính trị của tổng thống, như giải thích một cử tri thuộc phe nói « Chống » :

« Hãy nhìn vào khu vực Trung Đông, nhìn vào những gì đang diễn ra trong các chế độ độc tài : chỉ có sự chia rẽ. Thổ Nhĩ Kỳ là đất nước của mọi người, của tất cả chúng ta. Hệ thống nghị viện phục vụ mọi người. Tôi nói « Không » với hệ thống chỉ có một người đứng đầu ! »

Bên phe « Thuận » thì dựa vào lá bài ổn định dưới thời tổng thống Recep Tayyip Erdogan, lý do được nêu lên từ nhiều tháng nay sau cú đảo chính hụt hồi tháng 07/2016. Một người ủng hộ thay đổi hệ thống chính trị cho biết :

« Tôi sẽ nói « Có » vì Thổ Nhĩ Kỳ ! Không thống nhất với nhau, chúng tôi sẽ không vượt qua được giai đoạn rối loạn này. Chúng ta đang sống trong một thời kỳ nguy hiểm, vì vậy tôi sẽ bỏ phiếu « Thuận ».
Cầu Đấng tối cao tới giúp chúng con và cứu rỗi linh hồn chúng con ! »

Tuy vậy, theo những kết quả thăm dò đầu tiên, phe « Chống » có thể sẽ giành chiến thắng. Bên phe « Thuận », họ hy vọng với chiến dịch vận động vừa bắt đầu sẽ bảo vệ được số phận của hệ thống tổng thống ».

136 cựu quan chức Thổ Nhĩ Kỳ xin tị nạn tại Đức

Từ sau cuộc đảo chính hụt tại Thổ Nhĩ Kỳ hồi tháng 07/2016, 136 công dân nước này mang hộ chiếu ngoại giao đã nộp đơn xin tị nạn tại Đức.
Tuy nhiên, trong thông báo ngày 24/02, bộ trưởng Nội Vụ Đức không nêu cụ thể về số quân nhân, công chức, nhà ngoại giao và thành viên gia đình.

Là nước có cộng đồng người Thổ đông nhất nhất thế giới, Berlin lo ngại các cuộc xung đột trong xã hội Thổ Nhĩ Kỳ sẽ lan sang cả Đức.
Mối quan hệ Đức-Thổ Nhĩ Kỳ vốn đã rất căng thẳng, hiện trở nên nhạy cảm hơn với vấn đề người xin tị nạn chính trị.

Switch mode views: