Miến Điện : LHQ tố cáo chiến dịch "thanh lọc chủng tộc" Rohingya
- Thứ Sáu, 25 tháng Mười Một năm 2016 18:49
- Tác Giả: Mai Vân
Một phụ nữ Rohingya và con trai bị lực lượng biên phòng Bangladesh bắt giữ vì vượt biên trái phép tại đồn Cox’s Bazar, Bangladesh, ngày 21/11/2016.
REUTERS/Mohammad Ponir Hossain
Theo hãng tin Pháp AFP, ngày 25/11/2016, một đại diện Liên Hiệp Quốc tại Bangladesh đã tố cáo : Miến Điện đang bắt đầu tiến hành một cuộc « thanh lọc chủng tộc » nhắm vào cộng đồng thiểu số Hồi Giáo Rohingya.
Bangladesh là nước đã phải tiếp nhận hàng ngàn người thuộc cộng đồng này từ Miến Điện chạy qua lánh nạn trong những ngày gần đây.
Trả lời truyền thông quốc tế, ông John McKissick, giám đốc Cao Ủy Tị Nạn Liên Hiệp Quốc HCR tại thị trấn Bazar Cox ở phía nam Bangladesh, giáp giới với Miến Điện, đã ghi nhận lời chứng của người tị nạn Rohingya về những vụ hãm hiếp tập thể, tra tấn, giết người và thảm sát hàng loạt.
Thủ phạm các vụ này là quân lính Miến Điện tại vùng miền Tây, nơi có hàng chục ngàn người Rohingya sinh sống.
Theo ông John McKissick, căn cứ vào các lời chứng, thì đó quả là những hành động ''thanh lọc chủng tộc''.
Theo Liên Hiệp Quốc, kể từ khi quân đội Miến Điện bắt đầu trả đũa vụ tấn công đồn biên phòng tại vùng biên giới với Bangladesh hồi đầu tháng Mười, đã có 30.000 người phải bỏ nhà cửa chạy qua nước láng giềng tìm đường lánh nạn.
Tuy nhiên, bất chấp áp lực từ cộng đồng quốc tế thúc giục họ mở cửa biên giới để không xảy ra một thảm họa nhân đạo, chính quyền Bangladesh lại kêu gọi Miến Điện có « biện pháp khẩn cấp » để tránh việc người Rohingya chạy qua Bangladesh.
Theo ông McKissick, chính quyền Bangladesh không thể tuyên bố mở cửa biên giới vì điều đó « có thể khuyến khích chính quyền Miến Điện tiếp tục những hành vi tàn bạo để truy bức người Rohingya và đạt được mục tiêu tối hậu là thanh lọc Miến Điện để không còn sắc tộc thiểu số Hồi Giáo này ».
Cáo buộc nói trên đã bị ông Zaw Htay, người phát ngôn của chính phủ Miến Điện của bà Aung San Suu Kyi cực lực phản đối.
Trả lời hãng AFP, nhân vật này « tự hỏi về tính chuyên nghiệp và đạo đức của quan chức Liên Hiệp Quốc ».
Theo ông Zaw Htay, Liên Hiệp Quốc phải nói chuyện trên cơ sở các sự kiện cụ thể và được kiểm chứng, chứ không nên tố cáo vô căn cứ.
Vấn đề theo AFP là các nhà báo và nhân viên hoạt động nhân đạo không được quyền vào khu vực đang có chiến dịch của quân đội.
Tin mới
- Hàn Quốc : Bỏ phiếu truất phế tổng thống vào thượng tuần tháng 12? - 26/11/2016 23:01
- Đức Giáo hoàng Phanxicô nhắn nhủ các linh mục: Xin giảng ngắn bớt - 26/11/2016 03:07
- Thổ Nhĩ Kỳ : Erdogan dọa để tị nạn tràn sang châu Âu - 26/11/2016 01:00
- Pháp: Khủng bố mưu toan tấn công ngày 01/12 - 26/11/2016 00:45
- Bầu sơ bộ phe hữu Pháp : "Cứng rắn" lấn át "ôn hòa" - 26/11/2016 00:24
- Pháp: Tranh luận giữa hai ứng cử viên cánh hữu - 26/11/2016 00:14
- Chính sách cấm lưu hành giấy bạc thất bại, Ấn Độ đổi chính sách - 26/11/2016 00:07
- Trung Quốc: Hoa Kỳ gia tăng áp lực quân sự tại Biển Đông - 25/11/2016 23:57
- Hà Nội và tiếng leng keng tầu điện xưa - 25/11/2016 23:49
- Thủ tướng Nhật bất bình Nga đặt tên lửa tại Kuril - 25/11/2016 19:41
Các tin khác
- Trump chọn một phụ nữ làm đại sứ Mỹ tại LHQ - 25/11/2016 07:04
- Vỡ mộng vì Mỹ, APEC trông đợi Trung Quốc - 25/11/2016 06:57
- Hoa Kỳ và Trung Quốc muốn tăng cường trừng phạt Bắc Triều Tiên - 24/11/2016 15:55
- Trung Quốc mở bảo tàng Biển Đông để xác quyết đòi hỏi chủ quyền - 24/11/2016 15:49
- Ông Trump nói gì về đảng cộng sản VN? - 23/11/2016 21:11
- Tổng thống Obama: Xa xỉ nhứt trong các Tổng Thống Mỹ - 23/11/2016 20:40
- San Jose: Bà Việt Nam đánh chết chồng rồi tự tử - 23/11/2016 20:18
- Matxcơva tố cáo Kiev bắt cóc lính Nga ở Crimée - 23/11/2016 19:57
- Vùng than Trung Quốc trông chờ vào nhà « độc tài » địa phương - 23/11/2016 19:48
- Hàn Quốc và Nhật Bản ký thỏa thuận trao đổi thông tin quân sự - 23/11/2016 18:40