Ông Trump tuyên bố bỏ TPP ngay ngày đầu làm Tổng thống
- Thứ Ba, 22 tháng Mười Một năm 2016 01:23
- Tác Giả: Terri Dinh
Tổng thống tân cử Mỹ Donald Trump.
Tổng thống tân cử Mỹ Donald Trump ngày 21/11 công bố video đề ra những việc sẽ làm ngay ngày đầu tiên nhậm chức vào Tòa Bạch Ốc, trong đó có việc rút Mỹ ra khỏi thỏa thuận Đối tác Xuyên Thái Bình Dương TPP mà chính quyền Tổng thống Barack Obama khởi xướng và dày công vun đắp.
Ông Trump sẽ tuyên thệ nhậm chức vào ngày 20/1 tới đây.
Trong danh mục những ưu tiên ngày đầu làm Tổng thống được tiết lộ trong video hôm nay, ngoài rút bỏ TPP, ông Trump còn cho biết sẽ yêu cầu Bộ Lao động điều tra những lạm dụng trong chương trình cấp visa của Mỹ đối với lao động nhập cư.
Cùng ngày ông Trump công bố video này, Thủ tướng Nhật Bản, Shinzo Abe tuyên bố Hiệp định TPP sẽ trở nên vô nghĩa nếu không có Hoa Kỳ.
Phát biểu từ cuộc họp báo ở Buenos Aires hôm 21/11, Thủ tướng Abe cho biết thêm rằng kể từ sau cuộc bầu cử Mỹ hôm 8/11, không một nước nào tham gia TPP trì hoãn các nỗ lực nội bộ chấp thuận TPP hay hủy bỏ thỏa thuận này.
Dẫu vậy, TPP mà 11 quốc gia cùng Hoa Kỳ bỏ công thương lượng lâu nay vẫn không kịp ‘chào đời’ trước khi Mỹ thay đổi bộ máy lãnh đạo.
Chính quyền của Tổng thống sắp mãn nhiệm Barack Obama kỳ vọng thỏa thuận chiếm 40% sức mạnh kinh tế thế giới TPP sẽ giúp Hoa Kỳ đề ra nghị trình mậu dịch toàn cầu trước sức trỗi dậy của Trung Quốc.
Nhật và các nước Châu Á tham gia hiệp định này cũng mong muốn thiết lập một đối trọng với chính sách bành trướng của Bắc Kinh ở khu vực Thái Bình Dương trong lúc Trung Quốc đang tìm cách mở rộng phạm vi ảnh hưởng kinh tế, chính trị tại đây.
Vì vậy, chỉ hai ngày sau khi ứng viên Cộng hòa Donald Trump đắc cử Tổng thống Mỹ, Hạ viện Nhật nhanh chóng thông qua thỏa thuận thương mại do chính phủ Obama dẫn đầu mà ông Trump mạnh mẽ phản đối.
Luật sư Vũ Đức Khanh kiêm Giáo sư luật tại Đại học Ottawa (Canada) chuyên nghiên cứu về chính trị Việt Nam, quan hệ quốc tế, và luật pháp quốc tế nhận định với VOA Việt ngữ:
“Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương, xuyên Thái Bình Dương nghĩa là gồm hai trục: phía bờ Tây và bờ Đông.
Phía bờ Đông, Nhật là nước dẫn đầu. Phía bờ Tây là Mỹ. Cho nên, sự thông qua của Hạ viện Nhật đã đặt chuyện thúc đẩy Mỹ trong ván bài cuối cùng của năm nay.”
Các nhà lập pháp Nhật hy vọng việc họ thông qua TPP sẽ gửi một thông điệp tới Mỹ, nhưng thông điệp đó xem ra không có tác dụng.
Thủ tướng Nhật Shinzo Abe xem TPP là cột trụ trong cương lĩnh kinh tế của ông nhằm vực dậy lĩnh vực xuất khẩu chủ đạo của quốc gia.
Tháng 9 năm nay, Tổng thống Barack Obama đã ra lời cảnh báo rằng nếu Mỹ không xúc tiến TPP để đề ra những quy chuẩn cho mậu dịch công bằng tại thị trường Châu Á, thì Mỹ sẽ bị hất chân, sẽ là một thua thiệt lớn cho các doanh nghiệp Hoa Kỳ trong lúc Bắc Kinh đang thúc đẩy một hiệp định tự do thương mại trong khu vực với các luật lệ không có lợi cho người lao động và doanh gia Mỹ.
Thế nhưng, tân Tổng thống Donald Trump lại xem TPP là một thảm họa cho nước Mỹ.
Ông Trump khẳng định dù ông ủng hộ tự do mậu dịch, ông không tán thành TPP hay các thỏa thuận hiện hành khác như Hiệp định Tự do Thương mại Bắc Mỹ NAFTA vì, theo ông, các hiệp định này không được thương lượng công bằng và không phục vụ lợi ích nước Mỹ.
Chiến thắng của ông Trump vào Tòa Bạch Ốc xua ta hy vọng rằng Quốc hội Mỹ sẽ thông qua TPP trước cuối năm nay và là một đòn giáng đối với những ai kỳ vọng TPP sẽ giúp củng cố vai trò cân bằng của Mỹ tại khu vực đang bị Trung Quốc ‘làm mưa làm gió.’
Luật sư Vũ Đức Khanh:
“Quả thật tôi không biết vai trò của Mỹ sẽ như thế nào trong khu vực, đặc biệt khi chúng ta thấy sự trở cờ của Philippines, Malaysia cũng đã quay lại với Bắc Kinh, còn Việt Nam thì không biết bám vào ai trong thời điểm này.
Cho nên, nếu như không thông qua TPP kỳ này, kể như vai trò của Mỹ không còn vai trò nào ảnh hưởng trong khu vực châu Á Thái Bình Dương cả.”
Ngoài hai cường quốc Mỹ, Nhật ở hai bờ Đông-Tây, TPP còn bao gồm sự tham gia của 10 nước khác như Australia, Brunei, Canada, Chile, Malaysia, Mexico, New Zealand, Peru, Singapore và Việt Nam.
Tin mới
- Những lý do khiến Việt Nam bỏ điện hạt nhân - 23/11/2016 17:21
- Liên Hiệp Quốc kêu gọi Việt Nam trả tự do ba nhà hoạt động - 23/11/2016 17:14
- Chánh án khuyên công dân: Nếu không thích Trump thì đi xứ khác - 23/11/2016 01:28
- Washington tố cáo tướng lĩnh Syria chỉ huy tấn công thường dân - 22/11/2016 21:55
- Châu Âu lập trung tâm chống chiến tranh tâm lý của Nga - 22/11/2016 21:45
- Pháp : Nguy cơ khủng bố vẫn « rất cao » - 22/11/2016 16:36
- Philippines : Trẻ em 9 tuổi có thể bị phạt tù theo một dự luật mới - 22/11/2016 16:28
- Miến Điện : Hậu duệ hoàng gia được phép tổ chức tưởng niệm - 22/11/2016 16:22
- Malaysia : Bị cáo buộc khủng bố vì chống tham nhũng - 22/11/2016 15:38
- Biển Đông : Việt Nam thách thức Trung Quốc - 22/11/2016 15:15
Các tin khác
- Bùng nổ tranh luận khi biểu tượng cờ đỏ xuất hiện ở Cali - 22/11/2016 01:13
- Syria : Damas bác bỏ đề xuất của LHQ cho đối lập « tự trị » ở Aleppo - 21/11/2016 18:44
- François Fillon : Chú rùa phe hữu trong cuộc đua vào Elysée? - 21/11/2016 18:33
- Bầu cử tổng thống Pháp : Cựu tổng thống Sarkozy bị loại khỏi cuộc đua - 21/11/2016 17:47
- Châu Á sát cánh chống phi toàn cầu hóa : nói dễ, làm khó - 21/11/2016 17:26
- Philippines và Trung Quốc muốn lập khu bảo tồn biển tại Scarborough - 21/11/2016 17:18
- Đối lập Hàn Quốc xem xét khả năng phế truất tổng thống - 21/11/2016 17:05
- Việt Nam tìm con đường thay thế hiệp định TPP - 21/11/2016 14:21
- NGƯỜI THÂN TÍN CỦA CLINTON XỊN TỊ NẠN CHÍNH TRỊ Ở NGA - 21/11/2016 03:07
- HILLARY Ở ĐÂU TRONG ĐÊM BỊ THẤT CỬ? - 21/11/2016 02:32