Tài liệu cũ của Saigon Echo
từ 2008 - 2012
Play
 
Giám Đốc: Tiến Sĩ Trần An Bài
  • Font size:
  • Decrease
  • Reset
  • Increase

Nhân quyền : HRW kêu gọi Việt Nam cải tổ luật hình sự

Human Rights watch

Logo của Human Rights Watch (HRW).
© Reuters

Trong một thông cáo đề ngày 18/10/2016, tổ chức nhân quyền của Mỹ Human Rights Watch ( HRW ) kêu gọi Quốc Hội Việt Nam nên cải tổ luật hình sự để « tôn trọng các quyền cơ bản về tự do ngôn luận, tự do nhóm họp, tự do lập hội và tự do tôn giáo ».

HRW đưa ra lời kêu gọi nói trên nhân kỳ họp Quốc Hội từ 20/10 đến 22/11/2016. Trong kỳ họp lần này, theo chương trình dự kiến, các đại biểu Quốc Hội sẽ xem xét Bộ Luật hình sự sửa đổi.

Luật này đã được sử dụng trong vụ bắt giữ blogger Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, bút danh « Mẹ Nấm », vào ngày 10/10 vừa qua.

Trong bản thông cáo, ông Brad Adams, Giám đốc châu Á của HRW, ghi nhận rằng : « Nhiều điều luật liên quan đến an ninh quốc gia trong luật Việt Nam được định nghĩa một cách mơ hồ và thường được áp dụng tùy tiện để trừng phạt những người chỉ trích, các nhà hoạt động và các blogger ».
Theo ông Adams, Quốc Hội Việt Nam nên nhân cơ hội này « loại bỏ các điều luật đã góp phần tạo ra quá nhiều tù nhân chính trị, đồng thời làm cho luật lệ của Việt Nam phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế. »

Thông cáo của HRW nhắc lại rằng Bộ Luật Hình sự Việt Nam có các tội danh “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân” (điều 79); « phá hoại khối đoàn kết dân tộc » (điều 87) ; “tuyên truyền chống nhà nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam” (điều 88); “phá rối an ninh” (điều 89); và “lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân” (điều 258).

Ông Brad Adams cho biết là vào tháng 11/2015, Quốc Hội Việt Nam đã thông qua Bộ Luật Hình sự sửa đổi.
 Thay vì loại bỏ các điều khoản đi ngược lại với các tiêu chuẩn về nhân quyền, các đại biểu Quốc Hội lại đưa thêm các nội dung khắc nghiệt hơn, ví dụ như bổ sung thêm một hình phạt mới vào một số điều, chẳng hạn như « người chuẩn bị phạm tội này thì bị phạt tù từ 1 đến 5 năm ».

Theo lời giám đốc châu Á của HRW, « áp dụng các điều luật mơ hồ để bỏ tù các nhà hoạt động và phê phán ôn hòa đã đủ tồi tệ rồi.
Nhưng bỏ tù một người đến năm năm chỉ vì chính quyền có thể tùy tiện kết luận là người đó chuẩn bị phê phán chính quyền thì còn tồi tệ hơn ».

Switch mode views: