Miến Điện: Aung San Suu Kyi đến Trung Quốc bàn về dự án thủy điện
- Thứ Ba, 16 tháng Tám năm 2016 18:02
- Tác Giả: Thụy My
Ngoại trưởng Miến Điện Aung San Suu Kyi - Ảnh nhân cuộc họp Ngoại trưởng ASEAN tại Vientiane, 25/07/2016
Reuters
Lãnh đạo Miến Điện Aung San Suu Kyi sẽ có mặt tại Trung Quốc ngày mai 17/08/2016.
Chuyến đi này có thể là thử thách ngoại giao lớn nhất của bà, với số phận của đập thủy điện khổng lồ Myitsone do Trung Quốc đầu tư nhưng bị rất nhiều người Miến Điện chống đối.
Tìm ra giải pháp cho dự án đập Myitsone trị giá 3,6 tỉ đô la là điều quan trọng đối với bà Aung San Suu Kyi, vốn đang cần sự hợp tác của Bắc Kinh trong việc thương lượng với các nhóm thiểu số vũ trang hoạt động dọc theo biên giới phía bắc giáp Trung Quốc.
Cựu tổng thống Thein Sein năm 2011 đã khiến Bắc Kinh giận dữ, khi ông quyết định đình chỉ việc xây dựng đập thủy điện ở địa điểm hợp lưu của hai con sông tại lưu vực sông Ayeyarwady, sau các cuộc biểu tình lan rộng đòi bảo vệ môi trường.
Khoảng 90% lượng điện sản xuất được cung ứng cho Trung Quốc. Vào thời đó, bản thân bà Aung San Suu Kyi cũng đã kêu gọi cho ngưng dự án.
Hồi tháng Ba, Bắc Kinh tuyên bố sẽ thúc đẩy tân chính quyền Miến Điện tiếp tục dự án, nhấn mạnh rằng hợp đồng vẫn còn hiệu lực.
Một ủy ban chính phủ đã bắt đầu xem xét lại nhiều dự án thủy điện trong đó có cả đập Myitsone, và tờ Global Times hôm nay nói rằng đây có thể là « dấu hiệu báo trước cho việc phục hồi các dự án đầu tư của Trung Quốc ».
Tờ báo theo xu hướng dân tộc chủ nghĩa cho biết thêm, bà Aung San Suu Kyi viếng thăm Trung Quốc trước khi đi Hoa Kỳ vào tháng Chín tới, nhấn mạnh là tình hữu nghị với Trung Quốc rất quan trọng đối với Miến Điện.
Các dự án khác của Trung Quốc tại Miến Điện cũng gây nhiều tranh cãi, trong đó có mỏ đồng Letpadaung đã gây ra nhiều cuộc biểu tình, và dự án đường ống dầu khí song đôi chạy ngang đất nước.
Nhiều phần tử tại Trung Quốc trong những năm qua duy trì quan hệ với các nhóm nổi dậy và dân quân ở miền bắc Miến Điện, mà một số do các thủ lãnh gốc Hoa cầm đầu.
Thế nên sự ủng hộ của Trung Quốc là chìa khóa cho chính quyền của bà Suu Kyi vốn đang tìm kiếm hòa bình và ổn định tại vùng biên giới hỗn loạn.
Ngày 31/8 tới chính phủ Miến Điện sẽ tổ chức hội nghị hòa bình, với sự tham gia của hầu hết các nhóm thiểu số vũ trang.
Tin mới
- Vì sao Hướng Đạo hấp dẫn giới trẻ ? - 17/08/2016 18:11
- Quan chức sứ quán Bắc Triều Tiên tại Anh đào tẩu sang Seoul - 17/08/2016 17:34
- Bộ trưởng Đài Loan đến đảo Ba Bình, tái khẳng định chủ quyền - 17/08/2016 16:46
- Việt Nam bất ngờ hủy lễ kỷ niệm trận Long Tân - 17/08/2016 16:32
- Việt Nam còn đầu tư quá ít cho quảng bá du lịch - 17/08/2016 16:26
- Kỷ lục mới về số súng tịch thu tại phi trường Mỹ - 16/08/2016 22:10
- Bánh mì và hơn 14.000 năm lịch sử - 16/08/2016 19:51
- Hy Lạp, cổng vào Liên Hiệp Châu Âu của Trung Quốc - 16/08/2016 19:31
- Căng thẳng Nga-Ukraina : Matxcơva đánh lá bài hoà dịu - 16/08/2016 19:06
- Syria: Matxcơva có thể hợp tác quân sự với Washington ở Aleppo - 16/08/2016 18:43
Các tin khác
- Indonesia sẽ đánh chìm 71 tàu cá nước ngoài, gồm cả tàu Trung Quốc - 16/08/2016 15:44
- Mỹ chuyển 15 tù nhân từ Guantanamo qua Abu Dhabi - 16/08/2016 15:26
- Trung Quốc huy động vũ khí mới chống « khủng bố » ở Tân Cương - 16/08/2016 14:56
- Tổng tham mưu trưởng quân đội Mỹ thăm Trung Quốc trong bối cảnh căng thẳng - 16/08/2016 14:49
- Kính chiếu hậu sắp trở thành dĩ vãng - 16/08/2016 01:38
- Milwaukee bạo động sang ngày thứ nhì - 16/08/2016 00:56
- Syria : Sau Manbij, thành trì Al-Bab của Daech sẽ bị tấn công - 15/08/2016 18:31
- Biển Đông: Trung Quốc tăng cường hiện diện tại bãi Scarborough - 15/08/2016 18:16
- Biển Đông phủ bóng quan hệ Trung Quốc và Singapore - 15/08/2016 17:39
- Kỷ niệm Thế Chiến II kết thúc, Tokyo và Seoul tỏ ý hòa dịu - 15/08/2016 17:18