Tài liệu cũ của Saigon Echo
từ 2008 - 2012
Play
 
Giám Đốc: Tiến Sĩ Trần An Bài
  • Font size:
  • Decrease
  • Reset
  • Increase

Nhật Bản – Hoa Kỳ : Một liên minh ra đời trong đớn đau

japan-obama-hiroshima

Vết tích bom nguyên tử ở Hiroshima. Ảnh tư liệu 06/08/1998.
Reuters

Trong hai ngày 6 và 9 tháng 8/1945, bom nguyên tử Mỹ đã rơi xuống Hiroshima và Nagasaki, giết hơn 210.000 người Nhật, một thảm kịch không thể xóa nhòa, nhưng lại không ngăn được Nhật Bản và Hoa Kỳ xây dựng một liên minh có lẽ thuộc diện vững chắc nhất thế giới, với hai kẻ thù hung hăng nhất trở thành hai người bạn tốt nhất.

Ông Barack Obama sẽ là tổng thống Mỹ đương nhiệm đầu tiên đến Hiroshima.
 Từ khi chiến tranh kết thúc đến nay, đây luôn luôn là vùng cấm địa đối với 11 người tiền nhiệm của ông.

Chuyến thăm Hiroshima của ông Obama sẽ được ghi vào lịch sử, với tất cả giá trị biểu tượng cũng như cảm xúc kèm theo.

Nhưng các câu hỏi khó khăn, gây tranh cãi cũng sẽ trổi dậy : Những vụ thả bom nguyên tử có ly do chính đáng hay không ?
Phía Mỹ cho đấy là cách để chấm dứt chiến tranh. Nhưng đối với những người khác, đó là một vụ ‘thảm sát thừa thãi’ vì Nhật Bản theo họ, trước đó đã hết hơi sức rồi.

Tuy nhiên, nếu sự khổ đau vẫn còn thấy rõ ở Hiroshima, thì lòng oán hận không còn lộ ra.
Một người sống sót sau thảm họa, Toshiki Fujimori giải thích : « Tôi không có cảm giác thù hận đối với người Mỹ nói chung ».
Trách nhiệm, theo ông, là do quyết định của tổng thống Harry Truman sử dụng « quả bom tàn nhẫn », như nhật hoàng Hirohito đã mô tả trong bài diễn văn đầu hàng vô điều kiện ngày 15/08/1945.

Theo sau là 7 năm đô hộ được tương đối chấp nhận, dưới trướng của tướng Douglas MacArthur, và Hiến Pháp do Mỹ soạn thảo, bắt buộc Nhật phải từ bỏ chiến tranh như phương thức giải quyết tranh chấp quốc tế.
Mỹ cũng ghi dấu ấn trong hệ thống giáo dục Nhật Bản, mang lại quyền đi bầu cho phụ nữ.

AFP trích nhận định của nhà báo Nhật Fumio Matsuo : « Đó là một hình thức đô hộ chưa từng thấy trên thế giới ».
Theo AFP, ông Fumio Matsuo thời thơ ấu, đã sống dưới mưa bom Mỹ và năm 2009, ông cho ra mắt một quyển sách có tựa đề mang tính tiên tri : « Ngày mà tổng thống Obama sẽ dâng hoa ở Hiroshima ».

Dĩ nhiên kỷ niệm, hình ảnh cuộc chiến cũng như trách nhiệm của Mỹ thả bom nguyên tử không thể xóa đi, nhưng quyền lợi liên minh đã mạnh hơn là nỗi oán hận.

Đối với ông Terumi Tanaka, một người sống sót tại Nagasaki, thì ông Obama « không phải xin lỗi nếu ông thật sự cảm động, hối tiếc và hiểu phải cần làm gì để loại bỏ vũ khí nguyên tử » trên hành tinh.

Một viên chức bộ Ngoại Giao Nhật còn nhấn mạnh « điều quan trọng trong chuyến viếng thăm của tổng thống Obama là Hoa Kỳ, nước duy nhất trên thế giới đã sử dụng vũ khí hạt nhân và Nhật Bản, nước duy nhất bị vũ khí này tấn công, sẽ nói lên quyết định để thế giới không còn loại vũ khí này ».

Chuyên gia về quan hệ Mỹ Nhật của nhóm CSIS, Brad Glossman phân tích : « Có một tính toán ở Nhật cho đó là cách chọn lựa tốt nhất đề bảo đảm an ninh cho người Nhật. »

Bối cảnh địa chiến lược, sự vươn lên mạnh mẽ của Trung Quốc, mối đe dọa Bắc Triều Tiên, khiến quan hệ Mỹ Nhật thêm vững chắc.

AFP còn nhìn thấy mối quan hệ này tốt đẹp, không chỉ trên mặt an ninh thôi, mà dần dà qua nhiều thập niên, hai nước cũng gần nhau hơn : người Nhật đã say mê môn bóng chày (base ball) và các minh tinh Holywood, trong lúc và người Mỹ đã mê món sushi và phim hoạt hình Nhật.

Tuy nhiên căng thẳng hai bên thì vẫn còn. Khủng hoảng nghiêm trọng nhất là vào thập niên 1960, với các cuộc biểu tình ồ ạt ở Nhật phản đối việc xét lại một hiệp định song phương về hợp tác và an ninh.

 Phong trào phản đối mạnh mẽ đến nỗi mà tổng thống Mỹ Dwight Eisenhower đã bò chuyến đi được dự kiến.
Trong các thập niên 1970 và 1980, Nhật đã vượt qua Hoa Kỳ - trong các lãnh vực điện tử, robot công nghiệp, xe hơi…, và đã tạo nên tâm lý đố kỵ đối với Nhật Bản, được xem là đã chiến thắng trên mặt trận kinh tế, điều mà Tokyo đã không thể giành được bằng vũ khí.

Switch mode views: