Tài liệu cũ của Saigon Echo
từ 2008 - 2012
Play
 
Giám Đốc: Tiến Sĩ Trần An Bài
  • Font size:
  • Decrease
  • Reset
  • Increase

Biển Baltic : Mỹ lại tố cáo Nga cho Su-27 khiêu khích phi cơ Mỹ

2016-04-13 usa-russia-simulatedattack

Máy bay Sukhoi của Nga bay trên vùng biển Baltic. Ảnh do Hải quân Mỹ chụp từ khu trục hạm USS Donald Cook trên biển Baltic ngày 12/04/2016.
REUTERS/US Navy

Một phi cơ do thám Mỹ bay trên biển Baltic vừa bị chiến đấu cơ Nga dùng động tác « không an toàn và không chuyên nghiệp » để chận đường. Theo Lầu Năm Góc vào hôm qua, 16/04/2016, vụ việc xảy ra hôm 14/04 trong lúc phi cơ Mỹ đang bay « trên không phận quốc tế và không hề xâm phạm vùng trời của Nga ».

Theo bà Laura Seal, phát ngôn viên Lầu Năm Góc, sự cố liên quan đến một chiếc máy bay do thám RC-135 của Mỹ, trong lúc thủ phạm phía Nga là một chiến đấu cơ Nga Su-27.

Đối với Lầu Năm Góc, được hãng tin Pháp AFP trích dẫn : « Các hành động bay cản đường máy bay một cách không an toàn và không chuyên nghiệp đó có khả năng làm bị thương cả hai phi hành đoàn có liên quan… Nghiêm trọng hơn, hành vi không an toàn và không chuyên nghiệp của một phi công cá biệt có nguy cơ làm leo thang căng thẳng giữa hai nước một cách vô ích ».

Trả lời đài tuyền hình Mỹ CNN, một phát ngôn viên bộ tư lệnh lực lượng Mỹ tại Châu Âu đã xác nhận rằng chiếc máy bay tiêm kích của Nga đã áp sát phi cơ Mỹ, chỉ cách đầu cánh của chiếc RC-135 khoảng 50 feet (15 m), rồi nhào lộn trước máy bay Mỹ.

Vụ Su-27 chặn đường trinh sát cơ Mỹ trên biển Baltic ở phía bắc Châu Âu xảy ra chỉ vài ngày sau vụ máy bay chiến đấu của Nga liên tục bám sát khu trục hạm USS Donald Cook của Mỹ cũng trên biển Baltic hồi đầu tuần.

Nổi cộm nhất là vụ việc hôm 12/04 khi một chiếc Su-24 đã bay rà sát trên đầu chiến hạm Mỹ, chỉ cách 9 mét, với động tác giả định một vụ tấn công. Mỹ đã lên án một hành vi gây hấn, điều đã bị Nga bác bỏ.

Theo ghi nhận của CNN, các sự cố kiểu như trên, đặc biệt là giữa chiến đấu cơ Nga và phi cơ hay chiến hạm Mỹ đã gia tăng hẳn lên trong những tháng gần đây vào lúc quân đội Mỹ quyết định tăng cường sự hiện diện thường trực tại các nước miền đông châu Âu để sẵn sàng đối phó với Nga sau vụ Mátxcơva sáp nhập bán đảo Crimée.

 

Switch mode views: