Chủ tịch ngân hàng Goldman Sachs: Không nên đầu tư vào Trung Quốc
- Thứ Năm, 17 tháng Chín năm 2015 19:54
- Tác Giả: Thụy My
Người chơi chứng khoán Trung Quốc theo dõi các biến động tại một điểm giao dịch trung gian.
REUTERS/Stringer
Chủ tịch ngân hàng đầu tư hàng đầu thế giới Goldman Sachs trong bài trả lời phỏng vấn Wall Street Journal đăng tải ngày 17/09/2015 đã đả kích một số chính sách kinh tế của Bắc Kinh và cho rằng hiện nay không phải là lúc để đầu tư vào Trung Quốc.
Theo nhận định của ông Lloyd Blankfein, sự can thiệp của chính quyền để chận lại đà lao dốc đầy kịch tính của thị trường chứng khoán Trung Quốc mùa hè này, nhất là việc một tổ chức nhà nước mua vào hàng loạt cổ phiếu, là « vụng về và hỗn tạp ».
Hơn nữa kết quả lại hết sức hạn chế : thị trường Thượng Hải vẫn bị sụt giảm khoảng 40% kể từ giữa tháng Sáu.
Chủ tịch Goldman Sachs bình luận : « Chính quyền cộng sản không có nhiều kinh nghiệm quản lý các tình hình như thế trên thị trường ».
Khác với lệ thường, ông Blankfein còn bày tỏ sự quan ngại về sự suy sụp của nền kinh tế thứ nhì thế giới.
Ông than thở : « Các nhà lãnh đạo Trung Quốc biết rằng vấn đề nằm ở đâu, và họ cũng thông minh trong việc này, nhưng rất khó thực hiện những thay đổi cần thiết ».
Ông Lloyd Blankfein nói thêm, bản thân ông « không đầu tư vào Trung Quốc trong thời điểm hiện nay ».
Theo AFP, đây là những tuyên bố đáng ngạc nhiên, do Goldman Sachs vẫn được coi là hết sức lạc quan về viễn cảnh của Trung Quốc, dù hoạt động kinh tế nước này tiếp tục chậm lại.
Một loạt những con số thống kê đáng thất vọng – nhu cầu tiêu thụ yếu, sản xuất công nghiệp giảm sút – và thị trường chứng khoán xuống dốc đã làm dấy lên những lo ngại tình hình suy sụp sẽ còn kéo dài tại Trung Quốc.
Tổ chức Hợp tác Phát triển Kinh tế (OCDE) hôm qua (16/09/2015) đã hạ dự báo tăng trưởng thế giới xuống còn 3% trong năm nay và 3,6% vào năm tới, do những khó khăn của các nước mới trỗi dậy quan trọng.
Báo cáo của OCDE nhấn mạnh : « Chính quyền Trung Quốc đối mặt với những thử thách chính trị và kinh tế để duy trì tăng trưởng, vừa phải cải tổ cơ cấu và quản lý rủi ro ».
Trong khi tăng trưởng năm nay xuống thấp chưa từng thấy kể từ một phần tư thế kỷ qua, Bắc Kinh vẫn tìm cách trấn an với việc nêu ra một « chuẩn mực mới », và nhấn mạnh nỗ lực tái cân bằng qua mô hình kinh tế chủ yếu dựa vào tiêu dùng nội địa.
Tin mới
- Các nước vùng Balkan và Trung Âu thi nhau đóng chặt biên giới - 18/09/2015 23:14
- Mỹ chuẩn bị giảm cấm vận Cuba - 18/09/2015 22:45
- Mỹ sẵn sàng hợp tác với Nga về Syria - 18/09/2015 21:52
- Pháp bắt một người có âm mưu đánh bom khủng bố - 18/09/2015 21:37
- Đốt nhà để dân chết oan, nhiều viên chức Trung Quốc bị bắt - 18/09/2015 21:19
- Chặng cuối cho luật cải cách quốc phòng Nhật Bản - 18/09/2015 18:29
- Biển Đông: Mỹ dọa đưa tàu áp sát các ‘đảo’ mới, Bắc Kinh rất quan ngại - 18/09/2015 18:07
- Nhân tố Trung Quốc vẫn tác động đến Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam - 18/09/2015 17:09
- OMS : Bệnh sốt rét đã giảm mạnh trên thế giới - 17/09/2015 21:13
- Damas bắt đầu sử dụng vũ khí mới do Nga cung cấp - 17/09/2015 21:06
Các tin khác
- Chính quyền quân sự Thái Lan lại hoãn ngày tổ chức bầu cử - 17/09/2015 19:22
- Lãnh tụ Mỹ, Trung Quốc đến Hà Nội cùng thời điểm? - 17/09/2015 16:10
- Mưa lớn ở Nam California: Ngập đường, nước sông dâng cao - 17/09/2015 00:07
- Công ty HP tái cấu trúc: 30,000 người mất việc - 16/09/2015 23:37
- Nhập cư : Thành phần tân quốc xã Đức tái xuất hiện tại Munchen - 16/09/2015 22:16
- Lần đầu tiên Úc oanh kích khủng bố tại Syria - 16/09/2015 22:00
- Biển Hoa Đông : Tokyo phản đối Bắc Kinh khai thác khí đốt tại vùng tranh chấp - 16/09/2015 16:50
- Chiến tranh buộc trẻ em Syria nghỉ học - 16/09/2015 04:47
- Khủng hoảng tị nạn : Đức và Áo đề nghị họp thượng đỉnh châu Âu - 16/09/2015 00:13
- Nga gởi thêm đại pháo và xe tăng đến Syria - 16/09/2015 00:05