Ngân hàng nhiên liệu hạt nhân đầu tiên được thành lập tại Kazakhstan
- Thứ Sáu, 28 tháng Tám năm 2015 03:33
- Tác Giả: Anh Vũ
Một lò phản ứng hạt nhân tại Thụy Sĩ. Ảnh minh họa.
AFP PHOTO / Fabrice Coffrini
Ngày 27/08/2015, tại Astana, Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) và Kazakhstan đã ký thỏa thuận đặt ngân hàng uranium được làm giàu cấp độ thấp (LEU) đầu tiên trên thế giới tại quốc gia thuộc Liên Xô cũ này để đảm bảo nguồn cung cấp nhiên liệu cho các nhà máy điện hạt nhân và góp phần ngăn chặn phổ biến hạt nhân.
Thỏa thuận về việc thiết lập ngân hàng trên đã được ký kết giữa Tổng Giám đốc IAEA Yukiya Amano với Ngoại trưởng Kazakhstan Erlan Idrissov.
Theo thỏa thuận đó, ngân hàng chứa nguyên liệu thô để cung cấp nhiên liệu cho các nhà máy điện hạt nhân này sẽ được xây dựng ở Ust-Kamenogorsk, Đông Bắc Kazakhstan, cách không xa nơi trước đây Liên Xô từng dùng làm bãi thử nghiệm vũ khí hạt nhân.
Ngân hàng trên sẽ chịu sự quản lý theo luật pháp Kazakhstan, song công tác vận hành và quản lý toàn diện thuộc thẩm quyền của IAEA.
Cơ sở dự trữ LEU trên, dự kiến đi vào hoạt động đầy đủ từ năm 2017, sẽ đảm bảo nguồn cung ổn định và có thể dự liệu trước cho các cơ sở điện hạt nhân của các nước thành viên IAEA, ngay cả khi các cơ chế cung cấp khác bị gián đoạn.
Cơ quan năng lượng hạt nhân dự trù vốn đầu tư ban đầu của ngân hàng là 150 triệu đô la, bao gồm các khoản mua uranium làm giàu ở mức độ thấp và chi cho hoạt động trong 10 năm đầu tiên.
Ngân hàng có khả năng tích trữ được 90 tấn nhiên liệu hạt nhân, đủ cung cấp cho lò phản ứng nước nhẹ có công suất 1000 megawat điện.
Một lượng điện có thể cung cấp cho một thành phố lớn trong vòng 3 năm.
Sau khi Liên Xô sụp đổ, Kazakhstan đã tự nguyện từ bỏ vũ kho khí hạt nhân được đánh giá là lớn thứ tư thế giới vào thời điểm đó.
Bản thân quốc gia Trung Á này cũng là một trong những nước sản xuất uranium lớn nhất thế giới và có trữ lượng uranium chiếm 15% của thế giới.
Tuy nhiên Kazakhstan không có một nhà máy điện hạt nhân nào.
Tin mới
- Đóng cửa biên giới : Venezuela và Colombia cùng triệu hồi đại sứ - 29/08/2015 05:23
- Áo điều tra vụ phát hiện 71 thi thể người tỵ nạn - 29/08/2015 05:15
- Hungary có thể huy động cả quân đội để ngăn người tỵ nạn - 28/08/2015 21:32
- Nestlé bị tố sử dụng lao động nô lệ tại Thái Lan - 28/08/2015 21:15
- Đài Loan yêu cầu công dân không dự lễ diễu binh tại Bắc Kinh - 28/08/2015 20:36
- Thái Lan và Philippines tăng cường hợp tác quốc phòng - 28/08/2015 20:28
- Tân Cương: Trung Quốc bỏ tù 45 người vì tội "vượt biên trái phép" - 28/08/2015 19:47
- Việt Nam đặc xá trên 18.200 người, nhưng không thả tù chính trị nhân Quốc khánh - 28/08/2015 19:16
- Hai Nghị Viên SJ Khiếu Nại Lên TT Obama - 28/08/2015 04:46
- Gấu Bắc Cực, một thách thức địa chính trị - 28/08/2015 04:28
Các tin khác
- Châu Á: Chứng khoán tăng lại nhưng Trung Quốc vẫn lo - 27/08/2015 20:52
- Ấn Độ : bang Gujarat rúng động vì một lãnh tụ biểu tình 22 tuổi - 27/08/2015 18:40
- Vụ nổ Thiên Tân: Trung Quốc bắt giữ và điều tra một loạt quan chức - 27/08/2015 18:18
- Hồng Kông : Lãnh tụ sinh viên Hoàng Chí Phong bị truy tố - 27/08/2015 14:25
- Philippines từ chối lời mời dự duyệt binh của Bắc Kinh - 27/08/2015 14:15
- Hải quân Mỹ sẽ gia tăng tập trận ở Biển Đông với mục tiêu răn đe - 27/08/2015 14:05
- Khủng hoảng nhập cư : Đông Âu mạnh tay - 26/08/2015 23:10
- Ấn Độ : Nửa triệu "dân giàu" biểu tình đòi thêm quyền lợi - 26/08/2015 18:22
- Miến Điện : Lãnh đạo đối lập lo ngại cuộc bầu cử sắp tới thiếu dân chủ - 26/08/2015 17:56
- Mỹ nghe lén Nhật : Obama xin lỗi Tokyo - 26/08/2015 17:42