Tài liệu cũ của Saigon Echo
từ 2008 - 2012
Play
 
Giám Đốc: Tiến Sĩ Trần An Bài
  • Font size:
  • Decrease
  • Reset
  • Increase

Thủ tướng Nga Medvedev thăm quần đảo Kuril tranh chấp với Nhật

RUSSIA-MEDVEDEV-JAPAN

Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev (giữa) đến thăm một đảo trong quần đảo Kuril tranh chấp với Nhật Bản, ngày 22/08/2015.
REUTERS/Dmitry Astakhov/RIA Novosti/Pool

Thủ tướng Nga Dimitri Medvedev ngày 22/08/2015 đến thăm một trong những đảo thuộc quần đảo Nam Kuril do Nga quản lý.

Chuyến thăm này lập tức bị Nhật Bản phản đối, do Tokyo cũng đòi hỏi chủ quyền sau khi quần đảo này được sáp nhập vào Nga vào cuối Đệ Nhị Thế Chiến.

Máy bay chở ông Medvedev đáp xuống Itouroup, một trong bốn đảo thuộc quần đảo mà phía Nga gọi là Nam Kuril, còn đối với Nhật là Lãnh thổ phương Bắc.

Chuyến thăm của Thủ tướng Nga bắt đầu bằng việc kiểm tra sân bay Itouroup được khai trương vào tháng 9/2014.
 Sau đó ông dự một diễn đàn về giáo dục thanh niên Nga, và nhiều dự án kinh tế trên quần đảo.

Ông Medvedev nói : « Ở đây, tất cả hoàn toàn hiện đại. Đó là kết quả chương trình phát triển quần đảo Kuril của chúng ta ».
Về việc phát triển ngoài phạm vi Kuril, Thủ tướng Nga cho biết : « Ưu tiên sẽ được dành cho các nhà đầu tư nước ngoài nào đến trước .

Nếu không phải là các láng giềng Nhật, thì như thế càng tốt ».
Trước đó ông Medvedev đã viếng thăm Amour thuộc vùng Viễn Đông Nga, thị sát sân bay vũ trụ Vostotchny đang được xây dựng.

Nhật Bản ngay lập tức tố cáo chuyến thăm của ông Medvedev.
 Vụ trưởng Vụ Châu Âu của Bộ Ngoại giao Nhật, ông Hajime Hayashi đã gọi điện cho đại sứ Nga ở Tokyo, lấy làm tiếc về một chuyến đi « trái ngược với quan điểm của Nhật Bản về Lãnh thổ phương Bắc, làm tổn thương đến tình cảm người Nhật ».

Ông Dimitri Medvedev đã từng đến quần đảo Kuril – rộng 5.000 km2, có 19.000 dân – vào tháng 7/2012 và tuyên bố : « Đây là một phần quan trọng của vùng Sakhaline, và đơn giản là một bộ phận quan trọng của lãnh thổ Nga ».

Tokyo lúc đó đã giận dữ cho triệu mời đại sứ Nga để phản đối.
Nước Nga vốn có ý định quân sự hóa quần đảo Kuril, vẫn được cho là « tiền đồn » của mình tại Thái Bình Dương, cũng đã tiến hành các cuộc tập trận.

Hồi tháng Ba, 500 quân nhân đã triển khai tập trận phản công tại đây, và trước đó vào tháng 8/2014 cũng đã diễn tập, vài ngày sau khi Matxcơva hủy bỏ cuộc hẹn với một nhà ngoại giao cao cấp Nhật liên quan đến việc Nhật trừng phạt Nga về hồ sơ Ukraina.

Matxcơva và Tokyo tranh chấp bốn hòn đảo thuộc quần đảo Nam Kuril, bị Liên Xô sáp nhập vào cuối Đệ Nhị Thế Chiến, khiến hai nước vẫn chưa ký được hiệp ước hòa bình từ 65 năm qua.

Switch mode views: