Châu Âu cảnh báo lần cuối Pháp, Ý, Bỉ về kỷ luật ngân sách
- Thứ Bảy, 29 tháng Mười Một năm 2014 21:56
- Tác Giả: Thụy My
Liên hiệp châu Âu đe dọa sẽ áp dụng các biện pháp trừng phạt nếu Pháp, Ý, Bỉ không tuân thủ kỷ luật ngân sách
REUTERS/Vincent Kessler
Hôm nay 28/11/2014, Ủy ban châu Âu ra hạn định cho Pháp, Ý, Bỉ đến tháng Ba phải có thêm những nỗ lực về ngân sách và đẩy nhanh chương trình cải cách, với nhận định dự án ngân sách của ba nước trên có nguy cơ không phù hợp với các quy định của Liên hiệp châu Âu.
Bruxelles không ngần ngại đe dọa sẽ áp dụng các biện pháp trừng phạt.
Theo nhận xét của Ủy ban châu Âu, dự án ngân sách của các nước Pháp, Ý, Bỉ, Tây Ban Nha, Malta, Áo, Bồ Đào Nha có thể không phù hợp với quy định về kỷ luật ngân sách.
Tuy nhiên Ủy ban còn cần thêm các dữ liệu bổ sung trước khi có quyết định chính thức.
Riêng ba nước Pháp, Ý, Bỉ có số thâm hụt ngân sách hay nợ công vượt quá mức quy định của châu Âu – một tình trạng trên lý thuyết có thể bị trừng phạt, tuy biện pháp này chưa bao giờ được áp dụng.
Bruxelles « sẽ xem xét tình hình vào đầu tháng 3/2015, theo phiên bản cuối cùng về luật ngân sách và các số liệu cụ thể về chương trình cải cách cơ cấu mà các nước thông báo cho châu Âu bằng văn bản vào ngày 21/11 ».
Là nền kinh tế đứng thứ nhì trong khu vực đồng euro, nước Pháp bị đặc biệt giám sát do loan báo sẽ không thể hạ mức thâm hụt ngân sách xuống dưới ngưỡng 3% tổng sản phẩm nội địa vào năm 2015, trong khi trước đó đã được gia hạn hai năm để đạt tiêu chí này.
Paris dự báo thâm thủng 4,3% năm 2015, và phải đến 2017 mới đạt chỉ tiêu phấn đấu.
Thông báo của Ủy ban châu Âu nêu rõ : « Pháp chỉ đạt được những tiến bộ hạn chế so với các khuyến cáo của Ủy ban các Bộ trưởng Tài chính Liên hiệp châu Âu, cần đẩy nhanh tiến độ thực hiện.
Nhìn chung, các thông tin hiện có cho thấy đến nay Pháp chưa có hành động hiệu quả trong năm 2014 ».
Ủy ban châu Âu nhận định năm nước Đức, Ireland, Luxembourg, Hà Lan, Slovakia đã trình ra dự án ngân sách phù hợp với hiệp ước ổn định của khối.
Dự án của Estonia, Latvia, Slovenia và Phần Lan thì « nhìn chung là phù hợp ».
Còn Hy Lạp và Chypre không được xem xét vì hai nước này đã được hưởng trợ giúp tài chính.
Tin mới
- Giá dầu hỏa và đồng rúp giảm mạnh - 01/12/2014 16:42
- Syria : Tổ chức Nhà nước Hồi giáo thiệt hại nặng tại Kobane - 01/12/2014 01:24
- Cựu Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy đắc cử chủ tịch đảng UMP - 01/12/2014 00:16
- Quốc Dân Đảng Đài Loan « thấu hiểu » bài học ý dân - 30/11/2014 19:31
- Tập Cận Bình tuyên bố « kiên quyết bảo vệ chủ quyền lãnh thổ » - 30/11/2014 19:24
- Ai Cập xóa tội danh đồng lõa sát nhân cho cựu Tổng thống Mubarak - 29/11/2014 23:33
- Đảng đối lập Pháp UMP bầu chủ tịch - 29/11/2014 22:51
- Khai mạc thượng đỉnh khối Pháp Ngữ - 29/11/2014 22:20
- Thủ tướng Thái ủng hộ việc cấm trang web của Human Rights Watch - 29/11/2014 22:10
- Interpol bắt giữ 118 người mua vé máy bay bằng thẻ tín dụng giả - 29/11/2014 22:02
Các tin khác
- Tàu Trung Quốc xâm nhập Senkaku dù Nhật có hòa dịu - 29/11/2014 17:20
- Black Friday năm nay ít cuồng nhiệt - 29/11/2014 06:30
- Cảnh sát Hồng Kông bị tố cáo lạm dụng vũ lực với người biểu tình - 29/11/2014 05:44
- Trên 500 luật sư gởi thư ngỏ cho chính quyền Trung Quốc - 28/11/2014 23:25
- Philippines từ chối thả ngư dân, bất chấp áp lực của Trung Quốc - 28/11/2014 23:14
- ISIS thu được $45 triệu tiền chuộc mạng con tin - 28/11/2014 04:07
- Trung Quốc phạt Microsoft $140 triệu 'trốn thuế' - 28/11/2014 03:59
- Nga sắp bán tên lửa hiện đại S-400 cho Trung Quốc ? - 28/11/2014 03:48
- Có nên tăng phí học đường du học sinh nước ngoài? - 28/11/2014 03:37
- Hồng Kông : Lãnh tụ học sinh Hoàng Chi Phong bị cấm đến địa điểm chiếm đóng - 28/11/2014 02:59