Châu Âu họp bàn về vấn đề Ukraina
- Thứ Ba, 18 tháng Mười Một năm 2014 21:38
- Tác Giả: Thụy My
Ngoại trưởng Pavlo Klimkin và lãnh đạo ngành ngoại giao châu Âu Mogherini. Ảnh ngày 17/11/2014.
REUTERS/Eric Vidal
Các Bộ trưởng Quốc phòng châu Âu họp lại hôm nay 18/11/2014 tại Bruxelles, sau khi hôm qua đã đưa ra các biện pháp trừng phạt mới, trong bối cảnh căng thẳng giữa phương Tây và Nga.
Matxcơva lên án NATO là « kích động tâm lý chống Nga ».
Hôm thứ Hai, các Ngoại trưởng châu Âu trong cuộc họp tại Bruxelles đã quyết định đưa thêm những người ly khai thân Nga ở miền đông Ukraina vào danh sách bị trừng phạt, sẽ bắt đầu áp dụng từ nay đến cuối tháng.
Cho đến nay, đã có 119 người gồm phe ly khai và cả những người Nga (chính khách, đại gia, những người thân cận với Vladimir Putin) bị phong tỏa tài sản và cấm nhập cảnh vào Liên hiệp châu Âu.
Hội nghị các Bộ trưởng Quốc phòng hôm nay có sự hiện diện của Tổng thư ký NATO, ông Jens Stoltenberg. Ông hoan nghênh các biện pháp trừng phạt của châu Âu, cho rằng việc này « cho thấy rõ cách xử sự của Nga có cái giá của nó ».
Trước đó, Ngoại trưởng Ukraina Pavlo Klimkine có mặt tại Bruxelles đã kêu gọi châu Âu « gởi một thông điệp rõ ràng đến Matxcơva, nói rằng mọi hành động gây bất ổn mới ở Ukraina sẽ dẫn đến các trừng phạt bổ sung ».
Ông đòi hỏi có những biện pháp « mạnh mẽ », và nói thêm, Kiev hy vọng tham gia cuộc gặp cấp cao với Nga trong tuần này dưới sự bảo trợ của châu Âu, nhằm xem lại tình trạng ngưng bắn đã thỏa thuận tại Minsk hồi tháng Chín.
Việc ngưng bắn hầu như chỉ có trên giấy tờ. Các trận đánh lại còn dữ dội hơn tại miền đông ly khai, và Kiev tố cáo Nga đã gởi quân lính, khí tài quân sự đến tăng cường cho phe nổi dậy.
Thực tế này đã được NATO và OSCE xác nhận, nhưng Matxcơva kiên quyết bác bỏ. Còn Tổng thống Nga Vladimir Putin khẳng định vũ khí là do quân nổi dậy ở Donetsk « tự tìm thấy ».
Ở giai đoạn hiện tại, châu Âu chưa muốn tăng cường trừng phạt kinh tế, mà chủ trương mời gọi Tổng thống Nga ngồi vào bàn thương lượng.
Người đứng đầu ngành ngoại giao châu Âu, bà Federica Mogherini sẽ đến Kiev, và nhiều Ngoại trưởng đề nghị bà cũng nên đi gặp ông Putin.
Châu Âu đã trừng phạt Nga nặng nề, nhất là cấm cung cấp tài chính cho các ngân hàng, doanh nghiệp trong lãnh vực quốc phòng và dầu khí của Nga.
Các biện pháp này được đưa ra vào tháng Bảy và tháng Chín, đã góp phần đáng kể trong các khó khăn kinh tế hiện nay của Nga, nhưng vẫn không làm Matxcơva thay đổi thái độ.
Cuộc họp 28 nước châu Âu diễn ra ngay sau hội nghị G20 mang màu sắc của một cuộc chiến tranh lạnh, với những lời chỉ trích hết sức gay gắt của phương Tây đối với ông Putin, và Matxcơva loan báo trục xuất các nhà ngoại giao Ba Lan với lý do làm gián điệp.
Phát biểu tại Sydney, Thủ tướng Đức Angela Merkel nói : « Ai có thể tin được 25 năm sau khi chiến tranh lạnh kết thúc một sự kiện như vậy lại có thể xảy ra tại châu Âu ». Bà tin tưởng rằng điện Kremli « sẽ không thể thắng cuộc ».
Tại miền đông Ukraina, phần đuôi của chiếc máy bay Malaysia Airlines, bị bắn rơi hồi tháng Bảy khiến 298 người thiệt mạng, đã được đưa ra khỏi hiện trường hôm qua.
Trong hoạt động thu thập kéo dài năm ngày, các mảnh vỡ của chiếc Boeing sẽ được gởi về xem xét ở Hà Lan, nước bị thiệt hại nặng nề nhất với 193 nạn nhân.
Tin mới
- Phe Cộng hòa bác bỏ kế hoạch cải cách Cơ quan An ninh Quốc gia Mỹ - 19/11/2014 22:38
- Cuốn sách nói xấu Tổng thống Pháp - 19/11/2014 22:29
- Nhận diện « đao phủ » người Pháp thứ hai trong video của Tổ chức Nhà nước Hồi giáo - 19/11/2014 22:20
- Abenomic, điểm mạnh và điểm yếu - 19/11/2014 22:10
- Thống nhất hai miền Triều Tiên tốn ít nhất 500 tỷ đô la - 19/11/2014 21:06
- Trung Quốc nhấn mạnh đến « an ninh » trong « Đại hội internet toàn cầu » - 19/11/2014 20:43
- Đảng của bà Aung San Suu Kyi thừa nhận thua trong cuộc đấu tranh sửa đổi Hiến pháp - 19/11/2014 20:25
- Indonesia: Muốn làm nữ cảnh sát phải còn 'trinh trắng' - 18/11/2014 23:22
- Số sinh viên ngoại quốc du học Mỹ lên mức kỷ lục - 18/11/2014 23:14
- Putin bỏ G20 về sớm, Nga có thể cứng rắn hơn về Ukraina - 18/11/2014 22:40
Các tin khác
- Liên Hiệp Quốc bỏ phiếu về dự thảo lên án tội ác của Bắc Triều Tiên - 18/11/2014 20:02
- Thái Lan soạn xong luật biểu tình mới - 18/11/2014 19:55
- Thủ tướng Nhật không từ bỏ "Abenomics" - 18/11/2014 18:58
- Hồng Kông giải tỏa biểu tình - 18/11/2014 18:29
- Ấn Độ- Úc thắt chặt quan hệ quốc phòng - 18/11/2014 18:25
- Canberra và Bắc Kinh ký thỏa thuận thương mại tự do - 18/11/2014 03:33
- Hồng Kông - Thượng Hải giao dịch chứng khoán hai chiều - 18/11/2014 03:08
- Bình Nhưỡng cầu cứu Nga để tránh bị truy tố vì nhân quyền - 18/11/2014 02:50
- Kinh tế Nhật bị suy thoái - 18/11/2014 00:40
- Hậu thuẫn cho phong trào đòi dân chủ Hồng Kông giảm sụt - 18/11/2014 00:32