Tài liệu cũ của Saigon Echo
từ 2008 - 2012
Play
 
Giám Đốc: Tiến Sĩ Trần An Bài
  • Font size:
  • Decrease
  • Reset
  • Increase

Dù chính phủ nỗ lực, số học sinh Mỹ vào đại học ngày càng giảm


Tỉ lệ người trẻ Mỹ vào đại học vẫn tiếp tục sút giảm, dù rằng có nhiều nỗ lực của chính phủ cho thấy ảnh hưởng quan trọng của giáo dục trong việc nâng cao đời sống của các cá nhân.

Kết qủa một cuộc nghiên cứu thường niên cho thấy có 65.9% học sinh Mỹ tốt nghiệp trung học năm 2013 vào đại học, hai hoặc bốn năm, tính tới Tháng Mười năm ngoái. Con số này thấp hơn mức 66.2% ghi danh đại học năm 2012 và 68.3% của năm 2011.

HocDuong


(Hình minh họa: Justin Sullivan/Getty Images)

Tất cả các con số nói trên đều thấp hơn so với mức cao kỷ lục là 70.1% trong năm 2009, theo Bộ Lao Ðộng Mỹ, cơ quan thực hiện cuộc nghiên cứu và thông báo kết qủa hồi tuần qua.

Nếu so sánh với các thập niên trước đây, số học sinh trung học ghi danh vào đại học vẫn được coi là cao hơn, và trong một chừng mực nào đó, sự kiện thị trường việc làm khá hơn cũng khiến một số người trẻ quyết định đi làm thay vì đi học lên.

Nhưng nếu nhìn kỹ thì tỉ lệ ghi danh đại học hiện nay của các học sinh trung học không khác gì mấy so với thời gian cuối thập niên 90, dù rằng có nhiều nỗ lực của Tổng Thống Obama và của nhiều người khác nhằm tạo thêm cơ hội để vào đại học hầu mở đường cho sự thăng tiến về kinh tế của cá nhân, cũng như kết qủa của nhiều cuộc thăm dò dư luận cho thấy người dân Mỹ coi bằng cấp đại học là đầu tư đáng giá.

Và trong khi đó, các quốc gia cạnh tranh với Mỹ trong lĩnh vực kỹ thuật cao cũng đang gia tăng tỉ lệ dân chúng có bằng cấp đại học.

Kinh Tế Gia Heidi Shierholz coi đây là một chiều hướng đáng lo ngại cho Mỹ, nhất là vì thị trường việc làm yếu kém khiến sinh viên khó có thể tự vừa đi học vừa đi làm hay cho cha mẹ họ có thể giúp đỡ phần nào.

“Sự giảm sút trong số người ghi danh vào đại học cho thấy việc thăng tiến kinh tế khó khăn hơn cho thành phần lao động hay giới học sinh tốt nghiệp trung học xuất thân từ các gia đình nghèo,” theo bà Shierholz, thuộc Viện Chính Sách Kinh Tế.

Sự sút giảm này, diễn ra trong lúc con số việc làm không tăng lên nhanh chóng, có nghĩa là một số lớn người trẻ bị ở trong tình trạng dang dở, không đi học mà cũng không có việc làm, theo bà Shierholz.
Ðiều này có thể kềm hãm khả năng phát triển sự nghiệp của họ về lâu về dài - cũng như khả năng đóng góp của họ vào sự phát triển kinh tế của Mỹ.

Việc sút giảm ghi danh vào đại học diễn ra trong lúc có lo ngại của dân chúng Mỹ về mức độ gia tăng học phí đại học, tạo thêm nhu cầu vay mượn, cũng như sự nghi ngờ về giá trị thực sự của bằng cấp đại học trong một thị trường lao động yếu kém.

Dù vậy, kết quả một cuộc thăm dò mới đây do viện Gallup thực hiện cho thấy có gần 3 trong 4 người dân Mỹ đồng ý rằng chứng chỉ hoặc bằng cấp trên bậc trung học là điều cần thiết để có việc làm tốt và chỉ có 11% là không đồng ý.

Các dữ kiện việc làm của Bộ Lao Ðộng xác nhận ý tưởng cho rằng trình độ học vấn và khả năng kiếm việc có liên hệ với nhau.

 Tính tới Tháng Ba, mức thất nghiệp ở Mỹ là 3.4% cho những người có bằng cử nhân hay cao hơn, 6.3% cho những người chỉ có bằng trung học, và 9.6% cho những người không tốt nghiệp bậc trung học.

Các con số này là từ người dân Mỹ ở mọi lứa tuổi, tuy nhiên chiều hướng đó cũng đúng cho thành phần trẻ, theo bản báo cáo mới đây.

Tính tới Tháng Mười, mức độ thất nghiệp của người trẻ với ít nhất là bằng cử nhân là 7.9% cho nam giới và 6.5% cho nữ giới, thấp hẳn so với mức thấp nghiệp của người cùng độ tuổi mà có trình độ học vấn thấp hơn.

Những người tốt nghiệp đại học cũng có nhiều cơ hội tìm được việc trên mạng hơn.
 Theo một bản báo cáo của đại học Georgetown University tuần này, có khoảng 80% đến 90% việc làm dành cho người có bằng cử nhân trở lên được công bố trên mạng.

Trong khi đó, chỉ chưa đầy 50% việc dành cho người có trình độ thấp hơn được phổ biến trên mạng.
Trong một bài diễn văn về khả năng chuyên môn hồi đầu tháng này, ông Obama nhấn mạnh rằng trình độ học vấn cao hơn không chỉ có nghĩa là có bằng cử nhân.

“Không phải việc làm nào của ngày hôm nay đều đòi hỏi có bằng cử nhân bốn năm, nhưng tôi dám chắc rằng sẽ không có việc làm tốt nếu bạn không có được một khả năng chuyên môn đặc biệt nào đó,” ông Obama tuyên bố tại đại học cộng đồng ở Pennsylvania.

Nước Mỹ, theo một số cuộc thăm dò, vẫn là một trong những quốc gia có trình độ học vấn cao nhất trên thế giới.
Tuy nhiên, nhiều quốc gia khác đã vượt qua Mỹ khi so sánh tỉ lệ dân số có bằng đại học hai năm hoặc bốn năm.
Nam Hàn, Nhật, Canada và Anh nằm trong những quốc gia hơn Mỹ trong phương diện này.



Switch mode views: