Tài liệu cũ của Saigon Echo
từ 2008 - 2012
Play
 
Giám Đốc: Tiến Sĩ Trần An Bài
  • Font size:
  • Decrease
  • Reset
  • Increase

Giáo Hội Hồng Kông kêu gọi Bắc Kinh ngưng đàn áp

 

POPE-REACTION

Theo báo cáo của Giáo Hội Hồng Kông, các linh mục không phục tùng chế độ Bắc Kinh, bị uy hiếp - REUTERS/Stringer


Ủy ban Công lý và Hòa bình Hồng Kông đã gửi một văn kiện lên Ủy ban Nhân quyền Liên Hiệp Quốc yêu cầu can thiệp.

Lời kêu gọi Trung Quốc « chấm dứt hành vi chống lại dân mình » nêu lên tình trạng giáo dân và tu sĩ, trung thành với Vatican hay theo Nhà nước, cũng đều bị trấn áp một cách có hệ thống tại Hoa lục.

Văn kiện của Giáo Hội Công Giáo Hồng Kông đã được chuyển đến Hội Đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc dự trù cho phiên họp vào ngày 22/10/2013 tới, xem xét tình trạng nhân quyền tại châu Á.

Theo Asia News, nội dung văn kiện đã được hoàn tất từ tháng 7 liệt kê những trường hợp đàn áp cụ thể mà cả hai Giáo hội dù trung thành với Tòa thánh Vatican (Giáo hội thầm lặng) hay do nhà nước kiểm soát (Giáo hội yêu nước) đều bị khổ đau như nhau.

Các linh mục không phục tùng chế độ bị theo dõi, bị quản chế thậm chí bị tra tấn, bị bắt cóc.

Giáo dân bị chính sách tôn giáo của chính quyền, qua trung gian của các tổ chức « bù nhìn » như Hiệp Hội Tổ Quốc và « đại biểu công giáo tại Quốc hội » gây chia rẽ.

Giám mục, Linh mục của hai Giáo hội bị ép buộc nhóm họp chung , những người từ chối đều bị bắt cóc, cưỡng chế học tập chính trị.

Trong hai năm 2010 và 2012, để tiến hành hai vụ tấn phong giám mục mà không có sự đồng ý của Tòa thánh Vatican, công an đã chận bắt nhiều linh mục đưa về địa điểm hành lễ.

Gần đây nhất, trong tháng 8 vừa qua, bốn linh mục của giáo hội không chính thức bị bắt giam, làm dài thêm danh sách tu sĩ tù nhân bị giam cầm trên toàn quốc.

Ủy ban Công lý và Hòa bình của Giáo Hội Hồng Kông kêu gọi Liên Hiệp Quốc can thiệp để cải thiện tự do tôn giáo tại Hoa lục và thúc giục Bắc Kinh tôn trọng bản Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền và Công ước về Quyền công dân và chính trị mà Trung Quốc đã ký kết.



Switch mode views: