Tài liệu cũ của Saigon Echo
từ 2008 - 2012
Play
 
Giám Đốc: Tiến Sĩ Trần An Bài
  • Font size:
  • Decrease
  • Reset
  • Increase

G20 nhất quyết chống các tập đoàn trốn thuế

GURRIA-chongtronthue


Tổng thư ký OCDE José Angel Gurría - REUTERS /G. Dukor

 

Các nước giàu và mới nổi trong hội nghị G20 tại Matxcơva đã quyết định tấn công vào các tập đoàn đa quốc gia trốn thuế.

Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OCDE) hôm nay 20/07/2013 đã đề nghị các Bộ trưởng Tài chính khối G20 thông qua việc trao đổi tự động thông tin tài chính giữa các nước để chống các thủ đoạn gian lận thuế.

Đối mặt với ngân sách sụt giảm và các xì-căng-đan được tiết lộ về những thủ đoạn trốn thuế tinh vi của các tập đoàn lớn như Google hay Microsoft, các nước giàu đã đặt hàng cho Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OCDE) soạn thảo kế hoạch hành động.

Bản kế hoạch gồm 15 điểm được giới thiệu lần này, theo José Angel Gurría, Tổng thư ký OCDE là đại diện cho « thay đổi triệt để nhất về hệ thống thuế khóa kể từ thập niên 20 ».

OCDE khuyến cáo, tiêu chuẩn thế giới mới cần được G20 thông qua và yêu cầu toàn bộ hệ thống có thẩm quyền vận dụng, bắt đầu từ năm 2014.

Theo kế hoạch gồm ba phần này, thì trước hết « định nghĩa các thông tin tài chính cần được trao đổi tự động là : lợi ích, cổ tức, số dư kết toán, và lợi nhuận từ một số sản phẩm bảo hiểm ».

Đó còn là việc « bán các sản phẩm tài chính và các lợi tức khác do các tài sản này sinh ra hay qua các giao dịch từ tài khoản ».

Kế đến, OCDE dự kiến « hoàn chỉnh một cơ chế vận hành » để có được « khung luật pháp và hành chính tương xứng nhằm đảm bảo bí mật và ngăn cản việc lạm dụng các dữ liệu trao đổi ».

Điểm thứ ba, là « thiết lập một cơ chế luật pháp đa phương ».

Bên cạnh việc tối ưu hóa hoạt động của hệ thống thuế, mục đích của chương trình là nhằm chấm dứt các cơ chế cho phép những tập đoàn đa quốc gia, nhất là trong lãnh vực kỹ thuật số, lợi dụng những lỗ hổng của hệ thống thuế khóa để cuối cùng đóng rất ít tiền thuế, thậm chí không đóng.

Theo Bộ trưởng Tài chính Pháp Pierre Moscovici, thì tình trạng này « không thể giải thích được với người dân ».

 Sáng kiến trên do Pháp, Đức, Anh, Nga đề xướng, và được Mỹ, Brazil ủng hộ.

Sự nhất trí của các nước G20 còn cần phải đi xa hơn vì « việc áp dụng các biện pháp này chỉ trong một quốc gia hay một nhóm nước sẽ không mang lại kết quả ».

 Bộ trưởng Tài chính Nga Anton Silouanov cảnh báo như trên, còn ông Moscovici khẳng định đây là một giải pháp tổng thể.

Tổ chức phi chính phủ Mỹ GFI hoan nghênh sáng kiến của G20, nhưng « thất vọng » vì không có việc công bố thu nhập và tiền thuế của các công ty tại từng nước.
 Kế hoạch trên chỉ dự kiến khai báo tại cơ quan thuế.


Switch mode views: