Tài liệu cũ của Saigon Echo
từ 2008 - 2012
Play
 
Giám Đốc: Tiến Sĩ Trần An Bài
  • Font size:
  • Decrease
  • Reset
  • Increase

Thượng đỉnh Singapore : Kim Jong Un, bậc thầy ảo thuật ?

Thượng đỉnh Singapore : Kim Jong Un, bậc thầy ảo thuật ?

juin singapour
Tổng thống Mỹ Donald Trump (T) và lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong Un họp thượng đỉnh tại Singapore, ngày 12/06//2018.RFI/Mouche

Tạp Chí Thế Giới Đó Đây tuần này xin được điểm lại những sự kiện đáng chú ý trong tháng 6/2018 : Tại thượng đỉnh Singapore, phải chăng Kim Jong Un là một ảo thuật gia bậc thầy ?

Chính sách di dân « thiếu nhân đạo » của Donald Trump bị chỉ trích và tại World Cup 2018, đội tuyển Đức lặp lại thất bại của 80 năm trước.

Tháng Sáu này có lẽ là tháng khá đặc biệt.
 Tranh cãi tại thượng đỉnh G7, khối 7 nền công nghiệp phát triển nhất, khai màn cho một tháng đầy những sự kiện chính nóng bỏng.
 Các nước thành viên bất bình vì chính sách bảo hộ mậu dịch của tổng thống Donald Trump.

 Thượng đỉnh G7 xưa kia bỗng chốc trở thành một thượng đỉnh G6 + 1, mà ở đó một mình tổng thống Mỹ chống lại 6 nước.
Lời lẽ nặng nhẹ, dọa dẫm lẫn nhau, G7 có nguy cơ chìm vào quá khứ.

Donald Trump - Kim Jong Un : Cuộc gặp lịch sử

Nhưng có lẽ sự kiện đáng chú ý nhất trong tháng này chính là cuộc gặp thượng đỉnh giữa Donald Trump và Kim Jong Un ngày 12/06.
Mọi ống kính trên thế giới đều tập trung về đảo quốc nhỏ bé Đông Nam Á Singapore, diễn ra cuộc gặp.

Thượng đỉnh kết thúc. Giới báo chí và phân tích trước hết đều nhất trí nhận xét : đây là một cuộc gặp « lịch sử ».
Bởi vì đây là cuộc gặp đầu tiên giữa lãnh đạo hai quốc gia thù nghịch, không ngừng đối đầu nhau từ 70 năm qua.

Một cuộc gặp mà từ đời ông và đời cha của lãnh đạo Kim Jong Un đều mong muốn nhưng không thực hiện thành công.
 « Lịch sử » bởi vì đó còn là một cuộc gặp mặt đối mặt giữa một đất nước Bắc Triều Tiên nhỏ bé, bị cấm vận bao vây, nay lại có thể ngồi đàm phán « ngang vai » với siêu cường hàng đầu thế giới.

Tính chất « lịch sử » không chỉ ở cái bắt tay giữa hai đối thủ mà còn là tuyên bố bất ngờ của ông Donald Trump trong cuộc họp báo.
 Theo đó, Hoa Kỳ thông báo tạm ngưng các cuộc tập trận chung Mỹ - Hàn, mà Donald Trump cho là « khiêu khích » và quá « tốn kém », đồng thời nêu khả năng rút bớt lính Mỹ về nước.

Bắc Triều Tiên được trấn an. Trung Quốc, đồng minh truyền thống của chế độ Bình Nhưỡng hài lòng.
Nhưng Hàn Quốc, và trong một chừng mực nào đó là Nhật Bản ngỡ ngàng. Còn Lầu Năm Góc thì sửng sốt.

« Phù thủy » Kim Jong Un

Những giây phút xúc động, tràn đầy hy vọng, bất chợt nhường chỗ cho các hoài nghi.

Vì sao tổng thống Mỹ khắt khe với Iran, nhưng lại có ngần ấy nhượng bộ với Bắc Triều Tiên ?
Liệu với sự nhượng bộ đó, nguy cơ xung đột hạt nhân có thật sự giảm đi như thông báo của tổng thống Mỹ trên Twitter hay không ?

Nhưng theo quan điểm của chuyên gia Boris Toucas, cộng tác viên cho Center for Strategic and International Studies, Trung Tâm Nghiên Cứu Chiến Lược Quốc tế trụ sở tại Washington, trên nhật báo Libération, thế giới nên tự hỏi câu này :

Vì sao Bắc Triều Tiên vào năm 2018 mới chấp nhận một cuộc đàm phán mà nước này trước đó một năm đã từ chối ?
Bởi vì theo chuyên gia Toucas, lãnh đạo trẻ Kim Jong Un là một « phù thủy bậc thầy » trong tính toán chiến lược.

 Kim Jong Un thích tự mình ấn định lịch trình quốc tế theo tuần tự ba bước : khiêu khích để hù dọa đối thủ, rồi sử dụng việc mở cửa cho đối phương để củng cố lập trường và tăng cường vị thế của mình.

Những bước đi đó được thể hiện qua việc dồn dập thử tên lửa và hạt nhân trong những năm gần đây.
Tổng số tên lửa bắn thử trong vòng ba năm qua còn nhiều hơn cả số tên lửa và hạt nhân thử nghiệm trong suốt thời trị vì của ông và cha nhà lãnh đạo Bắc Triều Tiên.

Đặc biệt, vụ thử sau cùng vào cuối năm 2017 đã thật sự gây lo ngại cho cả thế giới, bởi vì, theo lý thuyết, tầm bắn của tên lửa này có thể chạm tới lãnh thổ của Hoa Kỳ. Tiếp đến là có những cử chỉ hòa dịu bất ngờ với Hàn Quốc và Hoa Kỳ.

Rồi như để trấn an các nước láng giềng, lãnh đạo Bắc Triều Tiên liên tiếp đến gặp các đồng nhiệm Hàn Quốc và nhất là Trung Quốc.
Hai lần với tổng thống Moon Jae In và ba lần với chủ tịch Tập Cận Bình, trước khi lên đường đến Singapore gặp đối thủ truyền kiếp.

Kim Jong Un cứ như một ảo thuật gia.
Các tiêu chí cho một tiến trình « dỡ bỏ toàn diện, có thể kiểm chứng và không thể đảo ngược » về chương trình hạt nhân của Bắc Triều Tiên mà Hoa Kỳ và các nghị quyết của Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc trước giờ vẫn xem như là những điều kiện tiên quyết để ngồi vào bàn đàm phán đã bỗng nhiên biến mất khỏi thông cáo chung.

Rồi Bình Nhưỡng liên tiếp đưa ra những tuyên bố ngoạn mục để thu hút cảm tình của giới truyền thông như tạm ngưng thử tên lửa và hạt nhân, phá dỡ bãi thử tên lửa Punggye Ri…
Thế nhưng, với ông Boris Toucas, tuyên bố đơn phương đó của Bình Nhưỡng trên thực tế chỉ là một chiêu đánh lừa.

Tuyên bố này không ngăn cản Bình Nhưỡng tiếp tục chương trình nghiên cứu, ngưng các hoạt động làm giầu chất uranium, cũng như là khai thác các dữ liệu có được từ các vụ thử trước.
« Bắc Triều Tiên đề xuất phá hủy một địa điểm thử hạt nhân đã được sử dụng trước đó.
 Thế nhưng, người ta không rõ là tình trạng của cơ sở này ra sao, có còn hoạt động được nữa hay không.
Việc phá bỏ một cơ sở thử hạt nhân gây tác động ít hơn nhiều là việc phá bỏ một cơ sở làm giàu uranium.

Như vậy, tùy theo loại cơ sở và thiết bị mà Bắc Triều Tiên đề xuất phá bỏ dưới sự giám sát của cộng đồng quốc tế mà người ta có thể đánh giá là quá trình phi hạt nhân hóa không thể đảo ngược được hay không.

Điều cần làm để trấn an các nước láng giềng Bắc Triều Tiên, đó là phải có những cam kết cụ thể.
Trước tiên là chương trình hạt nhân của Bắc Triều Tiên phải giảm cường độ hoạt động.
 Sau đó, tiến hành từng bước việc tháo gỡ các thiết bị, phá bỏ các cơ sở trong chương trình hạt nhân.

Việc phá hủy một địa điểm thử hạt nhân không hề bảo đảm là Bắc Triều Tiên sẽ chấm dứt phát triển công nghệ hạt nhân, chấm dứt tích lũy, áp dụng các kinh nghiệm trong những lần thử hạt nhân trước đó, chấm dứt việc chuẩn bị các vụ thử hạt nhân trong tương lai tại một cơ sở khác.
Cần phải đạt được nhiều điều hơn thế nữa thì mới có thể đánh giá là thượng đỉnh Singapore thành công hay không. »

Nhận xét này, một lần nữa đã được các chuyên gia chuyên phân tích các hình ảnh vệ tinh thuộc trang mạng 38 vĩ tuyến Bắc, khẳng định cách đây vài hôm.
Theo đó, trung tâm nghiên cứu hạt nhân Yongbyon của Bắc Triều Tiên dường như đã được mở rộng và đang gia tăng các hoạt động làm giầu chất uranium.

Trả lời câu hỏi đài RFI, bà Jenny Town, điều phối viên trang mạng cho rằng thế giới nên cảnh giác trước những gì Kim Jong Un hứa hẹn tại thượng đỉnh Singapore :
« Đây mới là trung tâm chính trong chương trình hạt nhân của Bắc Triều Tiên cùng với một lò phản ứng chất plutonium, nhiều nhà máy làm giầu chất uranium, những nơi sản xuất ra chất uranium cực kỳ đậm đặc.

Chính ở đó họ sản xuất chất liệu hạt nhân dùng để chế tạo bom nguyên tử. Bởi vì, các hình ảnh vệ tinh của chúng tôi cho thấy một số chương trình mở rộng vốn được khởi động NGAY TRƯỚC thượng đỉnh kể từ giờ đã vào giai đoạn hoàn tất.
Chính các bước cải thiện này sẽ củng cố hơn nữa khả năng sản xuất nguyên liệu phân hạch của họ.

Đây là bằng chứng cho thấy nên ngừng những lời nói hoa mỹ, không nên bằng lòng về một tuyên bố và nên nhanh chóng đàm phán một thỏa thuận thật sự : Cam kết phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên, đây không phải là một thỏa thuận, mà một mục tiêu.
Chừng nào chưa có những chỉ thị rõ ràng từ trên ban xuống, chừng ấy họ vẫn sẽ tiếp tục hoạt động như chưa có chuyện gì xảy ra. »

Sau Singapore, Donald Trump đối mặt với cơn sóng di dân

Tám ngày sau thượng đỉnh Singapore, tổng thống Donald Trump lại gây sự chú ý với thế giới trước thái độ kiên quyết của ông trong chính sách di dân cứng rắn « không khoan nhượng », được bộ trưởng Tư Pháp Jeff Sessions áp dụng từ đầu tháng Tư đến nay.
Theo đó, ngay khi vừa đặt chân lên lãnh thổ Mỹ, nhiều người nhập cư trong cùng một gia đình bị chia ly. Con cái của họ bị tách ra khỏi gia đình và đưa đến một trạm đón tiếp khác.

Truyền thông Mỹ đưa ra con số khoảng 2.300 trẻ nhỏ đã bị tách rời khỏi cha mẹ.
Biện pháp « thiếu nhân đạo » này đã bị chỉ trích từ mọi phía.
 Theo giới quan sát, Donald Trump dường như sử dụng lập trường mà ông gọi là « tuyệt đối không dung thứ » để mặc cả với Quốc Hội.

Chủ nhân Nhà Trắng muốn giải quyết vấn đề này trong khuôn khổ một dự luật toàn diện về di dân nhập cư, trong đó có ngân sách xây bức tường ở biên giới Mêhicô, và những biện pháp hạn chế nghiêm ngặt di dân hợp pháp.
Nhưng trước sức ép của công luận, tổng thống Mỹ ngày 20/06 đã ký sắc lệnh cấm chia lìa gia đình nhập cư.

Trả lời câu hỏi của RFI, bà Melissa Lopez, luật sư và giám đốc trung tâm giáo phận hỗ trợ người nhập cư và tị nạn bày tỏ quan ngại của mình :
« Tổng thống có nói là sẽ chấm dứt việc chia cắt các gia đình. Thế nhưng, hiện nay, theo tôi, người ta không rõ là chính phủ sẽ làm gì để đoàn tụ 2342 gia đình đã bị chia lìa trước đó.

Vấn đề lớn hiện nay là các phụ huynh không hề biết con cái của họ đang ở đâu.
Đối với những người trong hoàn cảnh cực kỳ khó khăn này thì làm sao họ có thể nghĩ đến điều gì khác.
Họ chỉ biết lo lắng cho số phận của mình. Mối lo ngại chính, hàng đầu của họ là sự an toàn của những đứa con.

Việc thông báo bãi bỏ truy tố những người nhập cư bất hợp pháp này là tuyệt vời, nhưng tôi tin chắc rằng câu hỏi đầu tiên của đại đa số các gia đình này là con cái của họ hiện đang ở đâu.
 Chính phủ không làm gì để giải tỏa mối lo lắng này, cũng như không làm gì để những đứa trẻ biết là bố mẹ chúng đang ở đâu.

Bây giờ, điều mà mọi người lo ngại là việc giam giữ toàn bộ các gia đình này.
 Tôi nhấn mạnh là người ta không được giam giữ những gia đình tới Hoa Kỳ xin tị nạn, một hình thức trừng phạt răn đe. Đó là điều không thể chấp nhận được. »
Bất chấp những lời chỉ trích và sự chia rẽ trong nội bộ đảng Cộng Hòa trên hồ sơ này, tổng thống Mỹ bước đầu đã có được một thắng lợi mang tính biểu tượng.

Ngày 26/06/2018, Tòa Án Tối Cao của Mỹ đã thông qua sắc lệnh của tổng thống Donald Trump, cấm nhập cảnh đối với công dân 6 quốc gia, bao gồm các nước Yemen, Syria, Libya, Iran, Somalia và Bắc Triều Tiên.
 Một số lãnh đạo Venezuela cũng bị cấm cửa.

Trong cuộc chiến này, quân đội cũng đã được huy động. Bộ Quốc Phòng Mỹ xác nhận đã ra lệnh cho quân đội mở các doanh trại không sử dụng để đón tiếp 12 ngàn dân nhập cư bất hợp pháp.
 Thông báo này xác nhận đường lối của Nhà Trắng huy động quân đội tham gia vào chính sách nhập cư. Các doanh trại được chọn nằm tại các bang Texas, Arizona, New Mêhicô và California.

World Cup 2018 : Đội tuyển Đức và nỗi nhục của 80 năm trước

Tháng Sáu này không chỉ đặc biệt vì những sự kiện chính trị quốc tế lớn, mà đó còn là tháng của lễ hội thể thao lớn nhất được cả hành tinh theo dõi :
Cúp Bóng Đá Thế Giới 2018 tại Nga.
Hàng tỉ người dân trên thế giới được dịp theo dõi các đội bóng và các danh thủ ưa thích của mình trổ tài tại các trận đấu được tổ chức tại 11 thành phố lớn của Nga kéo dài trong vòng một tháng từ ngày 14/06 đến hết ngày 15/07.

Tuy mới đi có nửa chặng đường, nhưng quả bóng tròn đã gây không ít ngạc nhiên.
Sự kiện đáng chú ý nhất là đội tuyển Đức, đương kim vô địch thế giới đã bị loại bất ngờ ngay ở vòng một trước một đối thủ được cho là kém đẳng cấp hơn là đội Hàn Quốc.

Thất bại của đội Đức trước Hàn Quốc với tỷ số 0-2 là một vố đau bởi vì đây là lần đầu tiên kể từ năm 1950, chưa bao giờ đội tuyển Đức phải « khăn gói quả mướp » rời sân chơi ngay từ vòng một.

Phải ngược dòng thời gian về tận năm 1938, dưới thời Đức Quốc Xã, đội tuyển Đức khi ấy đã phải rời bỏ cuộc chơi giống như ngày hôm nay trước đội Thụy Sĩ.

Switch mode views: