Tài liệu cũ của Saigon Echo
từ 2008 - 2012
Play
 
Giám Đốc: Tiến Sĩ Trần An Bài
  • Font size:
  • Decrease
  • Reset
  • Increase

Châu Âu có thể phản công Mỹ tăng thuế nhôm và thép như thế nào?

usa-trade-eu 3


Nhà máy sản xuất thép Arcelor Mittal tại Ghent, Bỉ, ngày 22/05/2018.
REUTERS/Yves Herman

Quyết định tăng thuế đối với thép và nhôm nhập vào Mỹ chính thức có hiệu lực từ ngày 01/06/2018 đã buộc Liên Hiệp Châu Âu phải đưa ra ba mặt trận để đối phó : kiện lên Tổ Chức Thương Mại Thế Giới, tăng thuế đối với một số sản phẩm Mỹ và một số biện pháp dự phòng.

Kiện lên WTO/OMC

Ngày 01/06/2018, Ủy Ban Châu Âu đã kiện Hoa Kỳ lên Tổ Chức Thương Mại Thế Giới để phản đối biểu thuế mới của Mỹ mà Bruxelles đánh giá là « vô căn cứ ».
Tuy nhiên, quá trình xem xét kiểu khiếu nại « nhằm giải quyết quyết một tranh chấp thương mại » có thể mất vài năm.

Một ví dụ cụ thể là trong cuộc xung đột thương mại về thép giữa Liên Hiệp Châu Âu và Hoa Kỳ năm 2002, quá trình xem xét kéo dài một năm rưỡi.
Tổ Chức Thương Mại Thế Giới đã xử Liên Hiệp Châu Âu thắng kiện và tổng thống Mỹ George W. Bush lúc đó đã phải từ bỏ việc tăng thuế hải quan.

Bất đồng thương mại lần này có quy mô lớn hơn vì tổng thống Donald Trump đã đe dọa rời WTO và ngăn việc bổ nhiệm những đại diện mới của Mỹ vào tòa trọng tài của tổ chức.

Đánh thuế một số mặt hàng Mỹ

Cách đây vài tuần, Ủy Ban Châu Âu đã lập một danh sách các mặt hàng Mỹ với tổng giá trị là 2,8 tỉ euro để có thể áp thuế trừng phạt nhằm đáp trả biện pháp của Washington.
Danh sách này cũng gồm các sản phẩm từ thép, rượu whisky Mỹ, bơ làm từ lạc, xe máy và quần bò (jean).

Để đề phòng, trung tuần tháng Năm, Bruxelles đã chính thức thông báo danh sách này lên tổ chức WTO.
Biện pháp trả đũa của Liên Hiệp Châu Âu có thể có hiệu lực sớm nhất từ ngày 20/06.
Tuy nhiên, trước hết, Ủy Ban Châu Âu còn phải trình với 28 nước thành viên một đề xuất được cập nhật và chi tiết ấn định mức thuế hải quan đối với mỗi sản phẩm.

Đối với mặt hàng thép, Bruxelles có thể đánh thuế tối đa 25% theo kiểu « ăn miếng trả miếng ».
Các nước thành viên sẽ chọn áp thuế do Liên Hiệp Châu Âu đề xuất đối với toàn bộ mặt hàng, hoặc một phần hoặc không áp thuế mới.

Biện pháp « dự phòng »

Theo quy định của WTO, có thể áp dụng các biện pháp được gọi là « dự phòng » nếu khối lượng nhập khẩu đột nhiên là xáo trộn « nghiêm trọng » hoặc đe dọa xáo trộn một nền công nghiệp quốc gia.

Các thành viên của WTO có thể « tạm thời hạn chế việc nhập khẩu một sản phẩm nào đó ». Điều này thực hiện được qua việc áp dụng hạn ngạch hoặc tăng thuế nhập khẩu.
Ủy Ban Châu Âu đã mở một cuộc điều tra đối với các nhà sản xuất thép của châu Âu vào cuối tháng 03/2018 và có 9 tháng để đưa ra các biện pháp dự phòng.

Thực vậy, Bruxelles lo ngại « tác dụng phụ » từ việc Hoa Kỳ hạn chế nhập khẩu, vì các nhà sản xuất thép Brazil, Trung Quốc, Nga, Hàn Quốc, Đài Loan hay Thổ Nhĩ Kỳ sẽ tìm cách hướng sản phẩm của họ vào thị trường châu Âu khi thị trường Mỹ không còn hấp dẫn.

Switch mode views: