Bí ẩn việc bán thiết bị theo dõi cho các nước Ả Rập
- Thứ Sáu, 16 tháng Sáu năm 2017 03:43
- Tác Giả: BBC
Sau một năm điều tra, Ban tiếng Ả Rập của BBC và một tờ báo Đan Mạch đã tìm thấy những bằng chứng là Tập đoànBAE Systemscủa Anh đã có thương vụ lớn bán các kỹ thuật giám sát tinh vi cho các nước ở Trung Đông trong đó có cả nhiều quốc gia có chính phủ có đường lối đàn áp người dân.
Những thương vụ này bao gồm cả các phần mềm giải mã có thể được sử dụng chống lại Anh Quốc và các nước đồng minh của họ.
Những thương vụ này là hợp pháp nhưng các nhà vận động vì nhân quyền và các chuyên gia về an toàn mạng đã bày tỏ những lo ngại sâu sắc rằng những dụng cụ đầy sức mạnh này có thể được sử dụng để theo dõi hàng triệu người và dập tắt bất cứ dấu hiệu bất đồng nào.
Cuộc điều tra bắt đầu từ thị trấn nhỏ ở Đan Mạch, quê hương của ETI, một công ty chuyên về các thiết bị theo dõi công nghệ cao.
ETI đã làm ra một hệ thống mang tên Evident - Bằng chứng, cho phép các chính phủ thực hiện việc theo dõi hàng loạt các trao đổi thông tin của công dân nước mình.
Một cựu nhân viên của công ty nói với BBC nhưng không muốn nêu danh về cách thức hoạt động của Evident.
"Bạn có thể xâm nhập bất cứ trao đổi nào trên internet," ông nói. "Nếu muốn làm trên cả nước, bạn cũng có thể làm được. Bạn có thể xác định vị trí của một người dưuaj vào các dữ liệu trên di động.
Bạn có thể bám theo di chuyển của mọi người. Hệ thống này đã tiến rất xa trong lĩnh vực nhận biết giọng nói. Nó cũng có thể giải mã rất tốt."
Một trong những khách hàng đầu tiên mua hệ thống mới này là chính phủ Tunisia.
Nguồn tin này cho biết Tổng thống Ben Ali của Tunisia đã sử dụng hệ thống này để đàn áp phe đối lập cho tới khi ông bị lật đổ hồi tháng Giêng năm 2011 trong cuộc nổi dậy của quần chúng đầu tiên của Mùa Xuân Ả Rập.
Những người vận động 'bị mất tích'
Khi các cuộc biểu tình lan ra tại thế giới các nước Ả Rập, mạng xã hội trở thành một dụng cụ chính cho những người tổ chức biểu tình.
Các chính phủ bắt đầu mua về các hệ thống theo dõi mạng tinh vi hơn - và điều đó mở ra một thị trường béo bở mới cho các công ty như hãng BAE Systems.
BAE Systems mua công ty an ninh mạng ETI năm 2011 với giá 137 triệu bảng Anh
Trong năm năm kế tiếp, BAE dùng chi nhánh ở Đan Mạch để cung cấp các hệ thống Evident cho nhiều nước Trung Đông có thành tích nhân quyền đang bị đặt câu hỏi.
Các yêu cầu về tự do thông tin do BBC và tờ báo Dagbladet Information tại Đan Mạch đã cho thấy các xuất khẩu tới Ả Rập Saudi, Các Tiểu vương quốc Ả Rập, Qatar, Oman, Morocco và Algeria.
Trong khi không thể gắn các trường hợp riêng biệt trực tiếp tới hệ thống Evident, mức độ theo dõi mạng gia tăng kể từ khi bắt đầu Mùa Xuân Ả Rập đã có ảnh hưởng trực tiếp và tai hại tới các hoạt động của các nhà hoạt động vì nhân quyền và dân chủ tại nhiều nhà nước đã mua các hệ thống này.
"Tôi đã không cường điệu nếu nói rằng hơn 90% các nhà vận động tích cực nhất hồi năm 2011 nay đã biến mất," Yahya Assiri, một cựu viên chức không lực Ả Rập Saudi, người đã bỏ chạy khỏi đất nước này sau khi đăng những tuyên bố vì nhân quyền trên mạng, nói.
Manal al-Sharif
"Trước đây là 'tai mách vạch rừng', còn bây giờ là 'điện thoại thông minh có tai,'" Manal al-Sharif, một trong những nhà vận động vì quyền của phụ nữ người Saudi , người nay đang sống ở nước ngoài, nói.
"Không có quốc gia nào theo dõi chính người dân nước mình như cách thức họ làm tại các nước Vùng Vịnh. Họ có tiền vì thế họ có thể mua các phần mềm theo dõi hiện đại." Tình hình này khiến các nhà vận động lên tiếng quan ngại sâu sắc về tương lai của xã hội dân sự tại Trung Đông.
"Theo dõi sẽ hủy hoại niềm tin của con người trong việc tổ chức, bày tỏ và chia sẻ ý tưởng, tìm cách tạo lập một phong trào chính trị," ông Gus Hosein thuộc tổ chức Quyền riêng tư Quốc tế có trụ sở ở London, nói.
'Buôn bán có trách nhiệm'
BBC để nghị phản hồi từ các chính phủ ở Ả Rập Saudi, Oman và Các Tiểu vương quốc Ả Rập nhưng vẫn chưa nhận được hồi âm.
Tất cả các thương vụ bán Evident đều được thực hiện hợp pháp theo giấy phép xuất khẩu của chính phủ Đan Mạch, do Giới chức trách kinh doanh của Đan Mạch cấp phép.
Hãng BAE Systems tại Anh từ chối yêu cầu của BBC xin phỏng vấn về vụ việc này và nói rằng đó là đi ngược với chính sách của công ty khi bình luận về các hợp đồng cụ thể.
Nhưng trong một tuyên bố bằng văn bản, hãng này nói: "BAE Systems làm việc cho một số tổ chức trên thế giới trong phạm vi quy định của tất cả các nước có liên quan và trong nguyên tắc thương mại có trách nhiệm của chúng tôi."
Quá trình điều tra của BBC đã lộ cho thấy các thương vụ bán Evident có tiềm năng ảnh hưởng tới an ninh quốc gia của Anh Quốc.
Một bản được cập nhật của hệ thống này có một khả năng mới - giải mã, hoặc dùng từ kỹ thuật là cryptanalysis.
Nó cho phép người sử dụng đọc các trao đổi thông tin thậm chí nếu đã được mã hóa. Cryptanalysis là một công cụ mạnh tới mức việc xuất khẩu công cụ này được kiểm soát chặt chẽ.
BBC đã có được thư điện tử trao đổi hồi năm 2015 giữ giới chức xuất khẩu Anh và Đan Mạch trong đó phía Anh bày tỏ quan ngại về khả năng này trong đó nói tới một thương vụ bán Evident cho Các Tiểu vương quốc Ả Rập.
Kể từ năm 2011, các nhà nước Vùng Vịnh tăng cường nõ lực nhằm hạn chế bất đồng bằng các luật chống tội phạm mạng
Lo ngại đó là phần mềm này cho phép người sử dụng xâm nhập vào chính những trao đổi liên lạc của Anh Quốc.
"Một khi bán thiết bị này cho ai đó họ có thẻ làm bất cứ điều gì họ mới với công cụ đó," Ross Anderson, giáo sư về Kỹ sư An Ninh tại Đại học Tổng hợp Cambridge nói.
Bất chấp sự phản đối của Anh Quốc giới chức Đan Mạch đã thông qua việc xuất khẩu Evident.
Bộ Ngoại giao Đan Mạch từ chối đề nghị được phỏng vấn nhưng trong một tuyên bố nói giới chức Kinh doanh Đan Mạch không cho phép xuất khẩu nếu một nước thành viên EU yêu cầu họ không xuất khẩu vì những quan ngại an ninh.
Các chuyên gia quốc phòng lập luận rằng vào thời điểm khi các nước trên khắp thế giới đang đứng trước đe dọa ngày càng gia tăng của nạn khủng bố, có lý do xác đáng cho việc mua các thiết bị theo dõi.
Các chuyên gia về an ninh mạng bày tỏ lo ngại về các công cụ theo dõi đang được sử dụng
Không ai từ chính phủ Anh đồng ý nói với BBC về những hệ lụy của việc bán Evident, nhưng Bộ Thương mại Quốc tế đưa ra tuyên bố:
"Chính phủ coi trách nhiệm xuất khẩu quốc phòng là tối quan trọng và có một trong những cơ chế kiểm soát xuất khẩu chặt chẽ nhất thế giới.
Mọi đơn xin phép xuất khẩu đều được đánh giá từng trường hợp đối chiếu với các tiêu chí rất chặt chẽ, tính toán tới mọi yếu tố có liên quan cho từng đơn xin trong đó có xét tới cả về nhân quyền."
Tin mới
- Quân Iraq tấn công Cổ thành Mosul - 19/06/2017 01:51
- Hiệp Hội Tim Hoa Kỳ khuyên không nên dùng dầu dừa - 18/06/2017 18:41
- Irak : Daech cầm giữ 100.000 bia người tại Mossoul - 18/06/2017 18:16
- Điểm Báo Pháp Quốc Ngày 17-06-2017 - 17/06/2017 15:18
- Tấn công cảnh sát Israel : Daech và Hamas cùng nhận là tác giả - 17/06/2017 15:03
- Helmut Kohl : « Người bạn chân chính của tự do » - 17/06/2017 14:06
- Helmut Kohl, người thống nhất nước Đức, từ trần - 17/06/2017 13:50
- Chiến hạm Hoa Kỳ đụng tàu buôn ngoài khơi Nhật, 7 thủy thủ Mỹ mất tích - 17/06/2017 05:04
- Donald Trump cấm làm ăn với quân đội Cuba - 16/06/2017 20:01
- Điểm Báo Pháp Quốc Ngày 16-06-2017 - 16/06/2017 15:08
Các tin khác
- Quách Văn Quý, nhà tỉ phú gây chiến với Bắc Kinh - 15/06/2017 20:54
- Điểm Báo Pháp Quốc Ngày 15-06-2017 - 15/06/2017 19:51
- Mỹ: Tổng thống Trump cản trở tư pháp ? - 15/06/2017 13:27
- Ngoại trưởng Mỹ cảnh báo Trung Quốc "nguy cơ xung đột" - 15/06/2017 12:59
- Nổ súng vào các dân biểu Mỹ, hung thủ bị bắn chết - 14/06/2017 23:23
- Philippines: Phiến quân thánh chiến lạm dụng, sát hại thường dân Marawi - 14/06/2017 18:36
- Điểm Báo Pháp Quốc Ngày 14-06-2017 - 14/06/2017 17:13
- Panama cắt đứt ngoại giao với Đài Loan để bắt tay với Trung Quốc - 14/06/2017 00:45
- Cảng Cam Ranh, biểu tượng cho quan hệ quốc phòng Mỹ - Việt - 14/06/2017 00:11
- Điểm Báo Pháp Quốc Ngày 13-06-2017 - 13/06/2017 23:50