Việt Nam : Tướng công an lên làm chủ tịch nước
- Thứ Bảy, 02 tháng Tư năm 2016 17:27
- Tác Giả: Thanh Phương
Tướng Trần Đại Quang (giữa), bên phải là tổng bí thư tái đắc cử Nguyễn Phú Trọng trong buổi bế mạc Đại hội XII của đảng Cộng Sản Việt Nam, ngày 28/01/2016, tại Hà Nội.
REUTERS/Kham
Quốc hội mãn nhiệm của Việt Nam hôm nay, 02/04/2016, với tỷ lệ phiếu thuận 91,5%, đã chính thức bầu tướng Trần Đại Quang, bộ trưởng Công An, làm chủ tịch nước, thay thế ông Trương Tấn Sang, vừa miễn nhiệm ngày 31/03 vừa qua.
Ông Trần Đại Quang đã được đảng Cộng Sản Việt Nam đề cử vào chức vụ này trong kỳ Đại hội tháng Giêng vừa qua, và vì ông là ứng cử viên duy nhất cho nên cuộc bỏ phiếu hôm nay chỉ mang tính hình thức.
Nhưng điều đáng nói là việc bầu ban lãnh đạo mới của cơ quan hành pháp và lập pháp diễn sớm hơn 3 tháng so với lịch trình bình thường.
Sau khi được bầu làm chủ tịch nước, ông Trần Đại Quang đã tuyên thệ nhậm chức, tuyên bố sẽ « tuyệt đối trung thành với tổ quốc, với nhân dân, với hiến pháp nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam ».
Năm nay 59, ông Trần Đại Quang cho đến nay vẫn nắm giữ bộ Công An, một cơ quan có quyền hạn rất rộng, bao gồm cả việc thu thập tin tình báo và đối phó các mối đe dọa đối với đảng, trong nước cũng như ở nước ngoài.
Hãng tin Reuters hôm nay trích lời nhà nghiên cứu Lê Hồng Hiệp, thuộc Viện Nghiên Cứu Đông Nam Á – Yusop Ishak, Singapore, cho rằng khi chọn tướng Trần Đại Quang làm chủ tịch nước, các lãnh đạo Đảng có lẽ nghĩ rằng ông sẽ là người bảo vệ tốt nhất cho chế độ, vào lúc đảng chịu áp lực ngày càng mạnh theo hướng phải thay đổi chính trị.
Thật ra thì trong thể chế chính trị của Việt Nam, chủ tịch nước là một chức danh mang tính hình thức nhiều hơn.
Về mặt chính thức thì Việt Nam nằm dưới sự lãnh đạo của bộ ba tổng bí thư, chủ tịch nước và thủ tướng, nhưng mọi quyết định quan trọng là do Bộ Chính Trị, gồm 19 ủy viên, đưa ra.
Một trong những nhiệm vụ đầu tiên của ông Trần Đại Quang, với tư cách nguyên thủ quốc gia, sẽ là tiếp tổng thống Mỹ Barack Obama, trên nguyên tắc sẽ viếng thăm Việt Nam vào tháng 5 tới, vào lúc mà Hà Nội đang thắt chặt quan hệ với Washington để đối phó với một nước Trung Quốc ngày càng hung hăng, nhất là trên vấn đề Biển Đông.
Sau ông Trương Tấn Sang, vào tuần tới Quốc hội Việt Nam sẽ bầu chọn người thay thế thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.
Tân thủ tướng sẽ là ông Nguyễn Xuân Phúc, hiện là phó thủ tướng, vì ông Phúc cũng đã được đảng đề cử vào chức vụ này.
Tin mới
- Công ty Mossack Fonseca : Xưởng rửa tiền của thế giới - 06/04/2016 00:30
- Điểm Báo Pháp Quốc Ngày 05-04-2016 - 05/04/2016 22:21
- « Panama Papers » : Trung Quốc ngăn báo chí đưa tin - 05/04/2016 19:04
- Năm 2015 : Chi tiêu quân sự thế giới tăng trở lại, đặc biệt là châu Á - 05/04/2016 18:09
- Nông dân Thái phản đối công ty Trung Quốc - 04/04/2016 23:46
- Điểm Báo Pháp Quốc Ngày 04-04-2016 - 04/04/2016 18:25
- Việt Nam bắt tàu Trung Quốc ‘xâm phạm chủ quyền’ - 03/04/2016 05:29
- Thượng đỉnh nguyên tử Washington : Khủng bố vẫn là thách thức lớn - 03/04/2016 00:26
- Điểm Báo Pháp Quốc Ngày 4-02-2016 - 02/04/2016 18:09
- Philippines : Biểu tình đòi cứu trợ hạn hán, 2 người bị bắn chết - 02/04/2016 17:54
Các tin khác
- Biển Đông : Mỹ sẽ mở cuộc tuần tra thứ ba gần các đảo tranh chấp - 02/04/2016 17:20
- Mỹ 'kinh sợ' đợt không kích Damascus - 01/04/2016 21:19
- Từ Pháp đến Brazil, niềm tin vào cánh tả tan vỡ - 01/04/2016 19:45
- Biển Đông : Căng thẳng Mỹ-Trung gia tăng - 01/04/2016 18:11
- Việt Nam: Thay đổi sớm ban lãnh đạo, hệ quả của đấu đá nội bộ - 01/04/2016 17:55
- Dân chưa bầu Quốc Hội CSVN đã có chủ tịch - 31/03/2016 22:02
- Điểm Báo Pháp Quốc Ngày 31-03-2016 - 31/03/2016 18:43
- Trung Quốc xả nước cứu hạn đồng bằng sông Mêkông: Cứu tinh hay bạo chúa? - 31/03/2016 16:10
- Điểm Báo Pháp Quốc Ngày 30-03-2016 - 30/03/2016 22:04
- Dư thừa sản xuất của Trung quốc làm xấu triển vọng tăng trưởng của châu Á 2016 - 30/03/2016 21:17