Tài liệu cũ của Saigon Echo
từ 2008 - 2012
Play
 
Giám Đốc: Tiến Sĩ Trần An Bài
  • Font size:
  • Decrease
  • Reset
  • Increase

Libya : Các phe phái ký thỏa thuận thành lập chính phủ liên hiệp

Lybia-phe phai


Ông Fayez El Sarraj chụp ảnh với hai Quốc hội đối địch ngày 17/12/2015 tại Skhirat, Maroc.
AFP PHOTO / FADEL SENNA

Ngày 17/12/2015 tại Maroc, đại biểu và chính khách các phe phái chính trị tại Libya đã ký kết một thỏa thuận dự kiến việc thành lập một chính phủ liên hiệp quốc gia nhằm đưa đất nước ra khỏi xung đột.

Thỏa thuận được ký kết dưới sự chủ trì của Liên Hiệp Quốc. Giới quan sát nhận định việc thực thi thỏa thuận sẽ còn nhiều bất trắc.

Dưới sự chủ trì của Liên Hiệp Quốc, thỏa thuận được ký kết dự kiến thiết lập một chính phủ liên hiệp quốc gia đóng đô tại Tripoli.
Chính phủ sẽ bao gồm 17 bộ trưởng, trong đó có hai nữ và do doanh nhân Fayez el-Sarraj điều hành.

 Thỏa thuận cũng dự trù một hội đồng chủ tịch cho giai đoạn chuyển tiếp hai năm.
 Hội đồng này sẽ kết thúc nhiệm kỳ sau khi hoàn tất cuộc tổng tuyển cử.

Có mặt tại buổi ký kết, đặc phái viên của Liên Hiệp Quốc, Martin Kobler vui mừng loan báo « đấy là một ngày lịch sử đối với Libya ».
Nhưng ông Kobler cũng không quên nhấn mạnh : « Việc ký kết thỏa thuận này chỉ mới là bước đầu tiên ».
 Pháp, Anh, Liên Hiệp Châu Âu và NATO cũng hoan nghênh thỏa thuận đạt được, thành quả các nỗ lực của Liên Hiệp Quốc đưa ra từ đầu năm 2015.

Nhưng theo nhận xét của AFP, thỏa thuận vừa ký khó đạt được sự đồng thuận tuyệt đối và việc áp dụng báo trước gặp đầy khó khăn.
Do bởi, thỏa thuận này đã từng bị lãnh đạo hai nghị viện đối nghịch và nhiều phe chính trị theo đường lối cứng rắn bác bỏ.

Bốn năm sau khi chế độ của ông Mouammar Kadhafi sụp đổ, đất nước Libya bị chia rẽ giữa một bên là chính phủ tự phong tại Tripoli và chính phủ được quốc tế công nhận, đóng đô tại Tobrouk (đông Libya), gần biên giới với Ai Cập.

Cả hai chính thể này đều nhận được sự ủng hộ của những phe nổi dậy khác nhau, nhấn chìm đất nước trong cảnh loạn lạc, tạo cơ hội cho quân khủng bố Nhà nước Hồi giáo Daech đến gầy dựng cơ sở, nhất là ở xung quanh thành phố Syrte.

Việc ký kết thỏa thuận này diễn ra dưới sức ép của cộng đồng quốc tế. Phương Tây hy vọng sự mệt mỏi vì chiến tranh, nguồn giảm sút nguồn thu từ dầu hỏa, và mối đe dọa từ quân thánh chiến Daech rồi sẽ thuyết phục được người dân Libya, những người vẫn còn do dự tham gia vào chính phủ mới.

Ông Jonathan Winter, đặc sứ của Hoa Kỳ tại Libya nhận định :
« Còn có những người vẫn muốn giữ quyền kiểm soát tiểu vương quốc của mình, những vùng mẫu lãnh thổ nhỏ, những nơi ở đó họ có thể thực thi quyền lực của mình.
Nhưng đất nước Libya phải đi lên. Do đó, người dân Libya phải đảm đương lấy trọng trách của mình ».

Theo các nhà quan sát, để cho thỏa thuận được vận hành tốt, trước tiên phải bắt đầu từ việc đảm bảo an ninh cho Tripoli nhằm tạo thuận lợi cho chính phủ mới hoạt động.
Tiếp đến là phải tái thành lập một quân đội Libya có khả năng đối phó với nhiều nhóm vũ trang.
Đây sẽ là môt nhiệm vụ cực kỳ khó khăn, theo như nhận định của đặc sứ Liên Hiệp Quốc Martin Kobler với Reuters.

Ông nói : « Việc xây dựng quân đội và cảnh sát không phải là chuyện một sớm một chiều (…). Đây sẽ là một tiến trình lâu dài, trong đó quân đội sẽ đóng một vai trò quan trọng và phải được thống nhất ».


Switch mode views: