Tài liệu cũ của Saigon Echo
từ 2008 - 2012
Play
 
Giám Đốc: Tiến Sĩ Trần An Bài
  • Font size:
  • Decrease
  • Reset
  • Increase

Mỹ và Pháp đoàn kết chống IS, nhưng bất đồng về Nga

FRANCE-USA 4

Hai Tổng thống Pháp (François Hollande) và Mỹ (Barack Obama) phát biểu tại cuộc họp báo chung ở Nhà Trắng - REUTERS/Carlos Barria

Hai Tổng thống Barack Obama và François Hollande hôm qua 24/11/2015 đã chứng tỏ tình đoàn kết trong cuộc chiến chống tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS).

Nhưng sự khác biệt quan điểm về vai trò của Nga ở Syria, khiến cho « liên minh rộng lớn » chống IS mà phía Pháp hy vọng trở nên xa vời.

Trong cuộc họp báo chung tại Nhà Trắng, Tổng thống Mỹ bày tỏ tình đoàn kết khi nói bằng tiếng Pháp « Chúng ta đều là người Pháp ».
Tuy nhiên không có loan báo nào đặc biệt, nguyên thủ Pháp-Mỹ chỉ nhấn mạnh đến việc tăng cường trao đổi thông tin tình báo.

Nhấn mạnh đến quyết tâm chung của hai nước Mỹ-Pháp trong việc tăng cường mở rộng không kích tại Irak và Syria, ông Hollande cho biết không có ý định can thiệp trên bộ, nhưng tiếp tục « hỗ trợ cho các lực lượng địa phương ».

Hôm thứ Hai, lần đầu tiên các phi cơ ném bom Pháp đã oanh kích IS ở cả Irak và Syria, từ hàng không mẫu hạm Charles De Gaulle.
Tổng thống Pháp trong dịp gặp gỡ ông Vladimir Putin ngày mai 26/11, sẽ kêu gọi đồng nhiệm Nga xem xét lại việc hỗ trợ Bachar Al Assad.

Về phía ông Obama cảnh báo, nếu Putin không « thay đổi chiến lược » về vấn đề này, việc hợp tác sẽ « rất khó khăn ».
Tổng thống Mỹ nhấn mạnh rằng quan điểm của Hoa Kỳ trước sau như một. « Nếu ưu tiên của Nga là tấn công phe đối lập ôn hòa có thể là thành viên một chính phủ Syria tương lai, thì Mỹ không ủng hộ việc Nga tham gia liên minh ».

Hôm 16/11, trước Quốc hội lưỡng viện Pháp, ông François Hollande đã bày tỏ ý định thành lập một « liên minh rộng lớn và duy nhất chống lại IS ở Syria ».

Chuyến công du đầu tiên của ông François Hollande sau các vụ khủng bố tại Paris ngày 13 tháng 11 (khiến 130 người chết và 350 người bị thương), cho thấy sự khó khăn của việc tác động đến quan điểm về hồ sơ này.
Số phận của Tổng thống Syria Bachar Al Assad vẫn là một vấn đề gai góc.

Nỗ lực ngoại giao của Tổng thống Pháp nhằm phối hợp với các nước trong cuộc chiến chống IS lại còn bị ảnh hưởng bởi vụ Thổ Nhĩ Kỳ bắn rơi một máy bay Sukhoi của Nga hôm qua tại biên giới Syria, khiến Matxcơva giận dữ.

Hai Tổng thống Obama và Hollande đồng thanh kêu gọi tránh mọi leo thang, và Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan cũng công nhận « sự quan trọng của việc làm giảm căng thẳng ».
Thủ tướng Ahmet Davutoglu thì tuyên bố Thổ Nhĩ Kỳ không có ý định làm phương hại đến quan hệ với Nga « nước bằng hữu láng giềng ».


Switch mode views: