Tài liệu cũ của Saigon Echo
từ 2008 - 2012
Play
 
Giám Đốc: Tiến Sĩ Trần An Bài
  • Font size:
  • Decrease
  • Reset
  • Increase

Ả Rập Xê Út, một đồng minh hàm chứa nhiều bất ổn

 
FRANCE ARABIE SAOUDITE
 
 
Tổng thống François Hollande được Quốc vương Ả Rập Xê Út đón tiếp tại Riyad ngày 04/05/2015.
REUTERS/Christophe Ena/Pool
 
Trong bối cảnh khủng hoảng chính trị và chiến tranh trong khu vực, các vương quốc dầu hỏa vùng Vịnh triệu tập Thượng đỉnh bất thường tại Ryad, thủ đô Ả Rập Xê Út và đón tiếp tổng thống Pháp François Hollande như thượng khách. 
 
Quan hệ « chiến lược » này sẽ tạo cơ hội cho Paris phát huy ảnh hưởng vào lúc Washington gây thất vọng cho các vương triều Suni. 
Tuy nhiên, đặt cược vào Ryad sẽ có nhiều rủi ro.
 
Hôm nay 05/05, tổng thống Pháp là khách mời danh dự của thượng định Hội đồng Hợp tác vùng Vịnh CCG, một vinh dự chưa từng được dành cho một nguyên thủ quốc gia Tây phương từ ngày định chế này được thành lập vào năm 1981.
 
Chương trình nghị sự gồm ba hồ sơ lớn từ hồ sơ hạt nhân của Iran, đối thủ của các vương quốc Ả Rập, cuộc chiến chống tổ chức Nhà nước Hồi giáo tại Irak, Syria và chiến tranh Yemen, với cuộc can thiệp quân sự do Ryad thống lĩnh.
 
Một viên chức cao cấp trong phái đoàn chính phủ Pháp nhận định : « Từ nay, Pháp là đối tác chiến lược hàng đầu của vùng Vịnh ».
 
Các vương quốc vùng Vịnh Ba tư, đứng đầu là Ả Rập Xê Út, ca ngợi thái độ cứng rắn và xuyên suốt của Pháp trong tiến trình đàm phán với Iran và nghi ngờ đồng minh truyền thống Hoa Kỳ có dụng ý khác.
 
Nhìn từ Paris, cũng như ở Ryad, mối de dọa của Iran xuất hiện ở khắp nơi : ở Liban, qua lực lượng Hezbollah do Teheran tài trợ, ở Gaza, qua tổ chức Hamas do Iran trang bị, ở Irak, qua lực lượng dân quân hệ phái Shia. 
 
Từ nay, lại có thêm Yemen mà chính phủ hợp hiến thân Ryad đã bị dân quân Houthi, do Iran hậu thuẩn, đánh đuổi ra khỏi thủ đô Sanaa. 
 
Tất cả các vương quốc vùng Vịnh : Ả Rập Xê Út, Qatar, Koweit, Barein và Tiểu Vương quốc Ả Rập thống nhất, trừ Oman, muốn đóng vai trung gian hòa giải, đều tham chiến tại Yemen để « ngăn chận Iran ».
 
Đánh cược vào vùng Vịnh, nhiều thuận lợi địa chính trị
 
Bằng chứng đầu tiên của « tuần trăng mật » này là Qatar đã mua 24 máy bay chiến đấu Rafale trị giá 6,5 tỷ đôla. 
Qatar cũng là nơi Pháp có một căn cứ quân sự quan trọng. Ả Rập Xê Út cũng đang thương lượng hơn 20 dự án đầu tư lên đến « nhiều chục tỷ euro » theo tiết lộ của Ngoại trưởng Laurent Fabius. 
 
Thị trường của vương quốc Su-ni này rất to lớn nhờ vào dân số gia tăng nhanh chóng, 28 triệu dân theo thống kê 2015. 
Trữ lượng dầu hỏa và ngoại tệ cộng với những dự án canh tân hạ tầng cơ sở mở ra nhiều triển vọng cho doanh nhân Pháp.
 
Thân thiết với Ryad, cuộc phiêu lưu nhiều bất trắc.
 
Bất ổn chính trị tại vương quốc này rất cao. Tuần qua, tân quốc vương Salman đã bất ngờ thay đổi thứ tự thái tử nối ngôi, truất phế thái tử do quốc vương quá cố chỉ định. 
 
Một người cháu trai 55 tuổi, Mohamed Ben Nayeb lên làm thái tử. Con trai của ông, Mohamed Ben Salman, một thanh niên 34 tuổi, làm hoàng tử kế vị thứ hai. 
Nhân vật trẻ tuổi này, đương kim bộ trưởng quốc phòng, có trách nhiệm điều phối chiến tranh tại Yemen, nhưng kết quả không được khả quan.
 
Sự kiện chính trị nói trên nhằm củng cố quyền lực của chi nhánh Soudayris trong hoàng tộc từ lâu nay bị thất sủng.
Vương triều Ryad cũng không phải là một chế độ tôn trọng nhân quyền. 
 
Tuy ở trong liên minh chống Al Qaida và thánh chiến nhưng chế độ này theo chủ thuyết Hồi giáo Wahhabi, nghiêm khắc và lạc hậu nhất của hệ phái Su-ni : cấm đảng phái chính trị, chặt đầu tử tội trước công chúng, đánh hàng ngàn roi người bị buộc tội « báng bổ đấng Tiên tri », cấm phụ nữ lái xe…. Tất cả những luật lệ cổ hủ này đi ngược lại giá trị tự do và nhân quyền của Pháp.
 
 
 
Switch mode views: