Tài liệu cũ của Saigon Echo
từ 2008 - 2012
Play
 
Giám Đốc: Tiến Sĩ Trần An Bài
  • Font size:
  • Decrease
  • Reset
  • Increase

Hải quân Mỹ - Ấn tập trận với sự tham gia đặc biệt của Nhật Bản

Malabar 07-2 exercise

Đội hình chiến hạm Mỹ, Úc, Ấn Độ, Nhật Bản, Singapore nhân cuốc tập trận Malabar năm 2007. Ảnh tư liệu chụp ngày 05/09/2007.
US Navy

Vào hôm nay, 24/07/2014, một buổi lễ xuất quân đã được tổ chức tại căn cứ hải quân Sasebo ở miền Nam Nhật Bản, chính thức khởi động một cuộc tập trận hải quân hỗn hợp của ba nước Mỹ, Ấn Độ và Nhật Bản, sẽ kéo dài một tuần lễ bắt đầu từ ngày mai.

 Trên nguyên tắc, đây là cuộc tập trận thường niên song phương Mỹ - Ấn, nhưng năm nay lại đặc biệt có Nhật tham gia.
Giới quan sát cho đây là một thông điệp mà cả Washington, New Delhi lẫn Tokyo muốn gởi đến Trung Quốc.

Là một cuộc thao diễn quân sự thường niên giữa hải quân Mỹ và Ấn, cuộc tập trận – mang tên Malabar – năm nay đã được mở rộng ra cho Nhật cùng tham gia, lần này là lần thứ 3, tính từ năm 2007.

Địa điểm tập trận được chọn là khu vực ngoài khơi bờ biển phía nam Nhật Bản.
Theo phát ngôn viên Hải quân Nhật Bản, họ đã cử hàng trăm người tham gia tập trận, cùng với hai tàu hộ tống, một thủy phi cơ US-2, một phi cơ trinh sát P3C.

Về phía Ấn Độ, lực lượng tham gia đông hơn, với khoảng từ 700 đến 800 người, một hộ tống hạm, một khu trục hạm, một tàu tiếp liệu. Riêng phía Mỹ là các đơn vị thuộc Đệ thất Hạm đội.

Đối với giới quan sát, việc Hải quân Nhật tham gia cuộc tập trận Malabar, là dấu hiệu phản ánh sự xích lại gần nhau rõ rệt giữa Nhật Bản và Ấn Độ, quốc gia mà Thủ tướng Shinzo Abe đã đến thăm vào tháng Giêng 2014 vừa qua.
Nhân chuyến công du đó, hai bên đã cam kết « tăng cường hơn nữa » quan hệ quốc phòng và các cuộc tập trận hải quân thường xuyên.

Washington và Tokyo, cũng như nhiều quốc gia trong vùng châu Á đang rất lo ngại trước sự vươn lên quân sự và tham vọng của Trung Quốc trên các vùng biển bao quanh Trung Quốc, từ Biển Hoa Đông cho đến Biển Đông.

Trung Quốc đang có nhiều hành động quyết đoán và khiêu khích Nhật Bản để đòi chủ quyền trên quần đảo Senkaku/Điếu Ngư đang do Tokyo quản lý.

Bắc Kinh cũng liên tục có những hành vi bị Washington, Tokyo đánh giá là khiêu khích tại vùng Biển Đông mà bị đả kích dữ dội nhất là vụ hạ đặt giàn khoan HD-981 trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam từ đầu tháng Năm cho đến giữa tháng Bẩy vừa qua.

Ấn Độ cũng không thoát khỏi tham vọng bành trướng của Trung Quốc.
 Một tấm bản đồ mới được Trung Quốc công bố đã « lấn chiếm » bang Aruchanal Pradesh của Ấn Độ. Trước đó, Bắc Kinh luôn đe dọa New Delhi về các hoạt động hợp tác dầu khí với Việt Nam trong các vùng Biển Đông mà Trung Quốc cho là thuộc chủ quyền của họ.


Switch mode views: