LHQ : Quá trình chuyển tiếp chính trị tại Miến Điện còn « mong manh »
- Thứ Năm, 13 tháng Ba năm 2014 19:43
- Tác Giả: Anh Vũ
Ông Tomas Ojea Quintana, đặc phái viên Liên Hiệp Quốc về nhân quyền tại Miến Điện, tại cuộc họp báo tại sân bay quốc tế Rangoon, 19/02/2014
REUTERS/Soe Zeya Tun
Đặc phái viên Liên Hiệp Quốc về Miến Điện nhận định quá trình chuyển tiếp dân chủ ở đất nước này vẫn còn « mong manh », đồng thời, ông kêu gọi bảo đảm thỏa thuận ngưng bắn được ký với các sắc tộc thiểu số.
Trong bản báo cáo được công bố hôm nay, 13/3/2014, ông Tomas Ojea Quintana, đặc phái viên Liên Hiệp Quốc theo dõi tình hình Miến Điện từ 5 năm qua, nhấn mạnh : « Quá trình chuyển tiếp dân chủ vẫn còn chập chững và mong manh ».
Mặc dù ca ngợi các cải cách đã và đang được chính quyền thực thi, đặc biệt là việc trả tự do cho hơn 1100 tù nhân lương tâm từ năm 2011 và các quyết định nới rộng các quyền tự do ngôn luận, nhưng đại diện Liên Hiệp Quốc vẫn đánh giá là chưa đủ cho tiến trình dân chủ hoá đất nước.
Theo ông Quintana, tại Miến Điện, cho đến giờ « quân đội vẫn giữ vai trò chủ đạo trong đời sống và các thiết chế.
Ngoài ra người ta chưa thể nói Miến Điện đã có một Nhà nước pháp quyền ». Những hiện tượng như tra tấn tù nhân, đối xử bất bình đẳng một cách có hệ thống vẫn tồn tại trong cộng đồng dân cư ở một số vùng.
Trong bản báo, một lần nữa đặc phái viên Liên Hiệp Quốc khẳng định lại rằng, các hành động vi phạm nhân quyền nhắm vào thiểu số dân Rohingya theo Hồi giáo ở tiểu bang Rakhin có thể được coi như « tội ác chống nhân loại ».
Đại diện Liên Hiệp Quốc về Miến Điện khuyến cáo cần phải bảo đảm lệnh ngừng bắn và các thỏa thuận chính trị với những nhóm sắc tộc thiểu số để Miến Điện xây dựng được một xã hội đa tôn giáo, đa sắc tộc.
Ông cũng yêu cầu chính quyền Miến Điện ấn định một lịch trình cụ thể, nhanh chóng đi tới các cuộc thương lượng chính trị.
Các vụ tấn công chết người nhắm vào người Hồi giáo diễn ra ở nhiều nơi đã làm tổn hại hình ảnh của một đất nước đang có những cải cách dân chủ ngoạn mục từ sau khi ra khỏi chế độ độc tài quân sự năm 2011.
Làn sóng bạo lực nổ ra trong các vụ xung đột giữa cộng đồng người theo Hồi giáo và Phật giáo tại tiểu bang Rakhin, miền tây đất nước này từ năm 2012 đã làm ít nhất 250 nghìn người thiệt mạng và khoảng 140 nghìn người phải rời bỏ nhà cửa.
Tin mới
- Máy bay Malaysia:Tập trung điều tra vào phi công và hành khách - 15/03/2014 18:55
- Ngoại trưởng Mỹ- Nga gặp nhau trước trưng cầu dân ý tại Crimée - 14/03/2014 22:14
- Pháp : Hàng ngàn cảnh trí độc đáo cho thuê để quay phim - 14/03/2014 21:58
- Thêm cảnh báo về hiểm họa đập Don Sahong đối với Cam Bốt và Việt Nam - 14/03/2014 19:48
- Quân đội Thái bị tố sát hại thợ rừng Cam Bốt - 14/03/2014 19:43
- Máy bay Malaysia mất tích: Chuyển hướng tìm kiếm qua Ấn Độ Dương - 14/03/2014 19:36
- Cảnh sát vũ trang VN có chế độ chính ủy - 13/03/2014 22:44
- Máy bay Malaysia có thể đã bay thêm nhiều giờ sau khi mất liên lạc - 13/03/2014 20:17
- Giáo Hoàng Phanxico : Một năm cải cách sâu rộng Giáo hội Thiên chúa giáo - 13/03/2014 20:03
- Thách thức kinh tế của Trung Quốc - 13/03/2014 19:57
Các tin khác
- Cuộc chiến Syria qua năm thứ tư, TT Assad ngày càng mạnh - 12/03/2014 22:00
- Nga thoả thuận xây thêm hai nhà máy điện hạt nhân cho Iran - 12/03/2014 21:17
- Biểu tình ở Thổ Nhĩ Kỳ : Hơn 150 người bị bắt - 12/03/2014 20:59
- Chiến hạm Ukraina bị giam lỏng trong cảng Sébastopol - 12/03/2014 20:50
- Thủ tướng Pháp xác nhận được thông báo việc tư pháp nghe điện thoại cựu tổng thống Sarkozy - 12/03/2014 19:44
- Bắc Kinh sẽ thúc đẩy truy bắt quan chức tham nhũng trốn ra nước ngoài - 12/03/2014 19:20
- Hàn Quốc và Nhật Bản cố hàn gắn quan hệ dưới áp lực của Mỹ - 12/03/2014 19:15
- Vụ máy bay Boeing mất tích : Việt Nam ngừng tìm kiếm trên không - 12/03/2014 18:31
- RSF tố cáo Bộ Thông tin Truyền thông Việt Nam là kẻ thù của internet - 12/03/2014 18:24
- Kịch bản của Vladimir Putin đối với Ukraina - 11/03/2014 18:09