Tài liệu cũ của Saigon Echo
từ 2008 - 2012
Play
 
Giám Đốc: Tiến Sĩ Trần An Bài
  • Font size:
  • Decrease
  • Reset
  • Increase

Công nhân dệt may Cam Bốt biểu tình và xô xát với cảnh sát

Cambodia-garment4


Công nhân một công ty may ở Kandal biểu tình trước Bộ Lao động Cam Bốt ngày 05/07/2012 để đòi tăng lương.
REUTERS/Samrang Pring


Hàng chục ngàn công nhân ngành dệt may Cam Bốt tiếp tục đình công và biểu tình tại Phnom Penh vào hôm nay, 27/12/2013, để đòi tăng lương.
 Xung đột đã diễn ra với cảnh sát khi lực lượng an ninh can thiệp và bắn súng cảnh cáo.

Theo một nhân chứng thuộc tổ chức bảo vệ nhân quyền Licadho, được AFP trích dẫn, xô xát diễn ra khi cánh sát đến giải tán và bắn chỉ thiên để cảnh cáo những công nhân đang ngăn chận một con đường ở Phnom Penh.

Phía công nhân đã ném đá vào cảnh sát và bị đáp trả bằng dui cui.

Theo AFP, cả hai bên đều có người bị thương. Cảnh sát giải thích là họ phải can thiệp vì người đình công toan phá nhà máy. Nếu không can thiệp thì nhà máy sẽ bị phá tan tành.

Công nhân dệt may Cam Bốt đã đình công và biểu tình để đòi tăng lương tháng tối thiểu lên 160 đô la cho năm 2014.
Đến nay, mức lương này chỉ là 80 đô la. Chính phủ Cam Bốt đã hứa tăng lên 95 đô la, nhưng không làm cho các công đoàn hài lòng.

Ngành dệt may Cam Bốt sử dụng khoảng 650.000 nhân công, trong đó có 400.000 người làm việc cho các công ty xuất khẩu.

Điều kiện làm việc ngày càng xấu đi, theo một báo cáo gần đây của Tổ chức Lao động Quốc tế.

Thông tín viên RFI tại Phnom Penh, Stéphanie Gée đã đến gặp những người biểu tình và gởi về phóng sự sau đây :

« Thông báo của chính phủ nâng mức lương tối thiểu cho công nhân lên 95 đô la, tức là tăng thêm 15 đô la, đã châm ngòi nổ cho làn sóng phẫn nộ.  

Một nữ công nhân biểu tình ở công viên tự do, nơi mà phe đối lập có mặt từ hơn 10 ngày nay, đã nói lên sự tức giận khi cho rằng :
 « Dù lương có tăng lên thành 95 đô la mỗi tháng, thì cũng không đủ. Cuối tháng chúng tôi vẫn phải vay mượn với tiền lãi cao, và lại phải nai lưng làm việc để trả nợ, rổi lại tiếp tục đi vay… Cho nên chúng tôi biểu tình đòi ông Hun Sen phải ra đi và để được 160 đô la mỗi tháng. ».

Một công nhân khác giải thích : « Lạm phát thì tăng nhanh, giá cả thì leo thang, từ giá thực phẩm cho đến tiền xe, tiền nhà. Lương tăng thêm 15 đô la như thế không nghĩa lý gì cả. »

Nghiệp đoàn chủ nhân ngành dệt may đã khuyên các thành viên của mình tạm đóng cửa nhà máy vì lý do an ninh.
 Phe đối lập Cam Bốt đang lợi dụng sự tức giận của công nhân dệt may, và loan báo tổ chức biểu tình rầm rộ vào Chủ nhật này. Chính quyền tố cáo đối lập là đổ thêm dầu vào lửa ».


Switch mode views: