Bản tuyên bố mới nhất về Hiến pháp Việt Nam
- Thứ Hai, 04 tháng Mười Một năm 2013 19:32
- Tác Giả: Gia Minh
LM Phê-Rô Phan Văn Lợi
Courtesy photo 8406victoria.blogspot
Bình mới, rượu cũ: 5 độc quyền và ưu quyền
Gia Minh: Qua những diễn tiến từ đầu năm đến nay, linh mục thấy việc lắng nghe góp ý của những tầng lớp quan tâm đến vấn đề sửa đổi hiến pháp dường như không có dấu chỉ tích cực gì, vậy sao Nhóm Linh mục Nguyễn Kim Điền vẫn tiếp tục có ý kiến?
Linh mục Phê rô Phan Văn Lợi: Bởi vì chúng tôi nhận thấy rằng khi so sánh bản dự thảo cuối cùng mà quốc hội đưa ra hôm 22 tháng 10 với bản dự thảo đầu tiên, theo chúng tôi nhận thấy không có gì thay đổi về cơ bản.
Nên chúng tôi thấy cần lên tiếng một lần nữa cùng với những tiếng nói khác ; không phải để Nhà nước nghe cho bằng để dân chúng thấy được rằng nhà cầm quyền, quốc hội đã bác bỏ tất cả mọi ý kiến; đồng thời cũng để cảnh báo với người dân nhà cầm quyền của Đảng cộng sản đã quyết tâm ra một hiến pháp phi dân chủ, chống lại nhân quyền và hoàn toàn không hợp lòng dân.
Gia Minh: Trong tuyên bố của Nhóm Linh mục Nguyễn Kim Điền có 5 điều phản đối và 3 điều kêu gọi, xin linh mục giải thích vì sao lại nêu ra những điều phản đối và kêu gọi như thế?
Linh mục Phê rô Phan Văn Lợi: Chúng tôi thấy rằng trong dự thảo mới nhất mà có lẽ họ sẽ chấp nhận, trong đó có 120 điều, nhưng chúng tôi nghĩ rằng chỉ có 5 nội dung chính. Năm nội dung đó để chỉ có lợi cho đảng mà thôi. Năm điều đó chúng tôi gọi là ưu quyền và độc quyền.
Hai ưu quyền: một là về chủ thuyết Mác- Lê nin để khống chế tư tưởng của người ta; thứ hai là ưu quyền về kinh tế để có lợi cho Nhà nước, có lợi cho Đảng mà thiệt hại cho nền kinh tế của tư nhân và của người dân nói chung.
Chúng tôi nêu ra 3 độc quyền của đảng Cộng sản: thứ nhất là độc quyền về chính trị tức độc quyền cai trị đất nước để không cho bất cứ một đảng phái nào có thể cùng ra tranh cử, hoặc thay thế để điều khiển quốc gia.
Rồi độc quyền về tài nguyên: đảng Cộng sản, Nhà nước muốn nắm độc quyền về mọi tài nguyên, đất đai để có thể sử dụng như ý, đồng thời có phương tiện để bảo vệ quyền lực, để trang trải cho các lực lượng đàn áp, khống chế người dân phải sống trong tình trạng sợ sệt Nhà nước.
Thứ ba độc quyền về công lực, tức trong hiến pháp này, Nhà nước lần đầu tiên- trong Hiến pháp 1992 không có, yêu cầu quân đội và công an trung thành tuyệt đối với Đảng.
Mặc dù trước chữ đảng, có chữ Tổ quốc và Nhân dân; nhưng chủ yếu họ muốn quân đội và công an phải là một lực lượng sẵn sàng nghe theo ý của Đảng; mà ý đảng này dĩ nhiên không phải vì ích nước lợi dân gì cả mà chỉ để bảo vệ đảng mà thôi.
Điều này chúng ta đã thấy qua rất nhiều diễn biến đàn áp người dân, đàn áp những lực lượng biểu tình,hoặc dân oan khiếu kiện từ mấy năm nay rồi.
Chúng tôi nêu lên 5 độc quyền và ưu quyền đó để thấy rõ bản chất Hiến pháp Việt Nam không có dành cho quyền con người. Mặc dù trong Hiến pháp đó có chương 2 dành nói về quyền con người, nhưng quyền con người đó bị đè bẹp dưới độc quyền và ưu quyền của đảng cộng sản.
Quyền con người được họ nêu ra chỉ là quyền xin-cho mà thôi.
Cuối cùng chúng tôi đưa ra ba lời kêu gọi: thứ nhất đảng cộng sản hãy sáng suốt, hãy phục thiện nếu không họ sẽ bị bánh xe lịch sử nghiền nát như chính họ đã từng dùng kiểu nói đó, và cũng như họ đã thấy ở Đông Âu với các đảng cộng sản khác vì đi ngược lại với xu thế của thời đại, đi ngược lại lòng dân, đi ngược lại đường hướng của lịch sử.
Do đó chúng tôi kêu gọi Quốc hội nhân cơ hội này ý thức trách nhiệm đối với toàn dân trước lịch sử để làm ra một bản hiến pháp thực sự như ý của người dân muốn, như ý kiến rất tiến bộ của các tầng lớp nhân dân, của các tổ chức trong đời cũng như trong đạo.
Cuối cùng chúng tôi mong đợi để có thể tác động lên Hiến pháp này cách hữu hiệu nhất chỉ có cách toàn dân phải biểu tình, xuống đường biểu tình hằng trăm ngàn người, hằng triệu người như người ta đã làm tại bên Đông Âu, bên Trung Đông mới đây. Lúc đó nhà cầm quyền mới chùn bước để mà nghe tiếng của người dân.
Bản cáo trạng đanh thép
Gia Minh: Sau khi đưa ra thêm một Tuyên bố về Hiến pháp Việt Nam như thế từ cuối tháng 10 đến nay chưa được một tuần, Nhóm của Linh mục có nhận được những ý kiến chia sẻ, phản hồi thế nào?
Linh mục Phê rô Phan Văn Lợi: Trước hết chúng tôi thấy bản lên tiếng này được truyền đi, truyền lại trên mạng rất nhiều; thứ hai chúng tôi thấy những trang mạng lới như Dân Làm Báo có đăng và phản hồi trên trang này đối với tuyên bố nói chung là phản hồi tích cực.
Có người gọi đây là bản cáo trạng đanh thép đối với nhà cầm quyền của đảng cộng sản.
Chúng tôi cũng mong muốn bản lên tiếng của chúng tôi đóng góp thêm vào những tiếng nói trước đây để nhà cầm quyền cộng sản biết rằng đây thực sự là ý kiến của người dân.
Và người dân cũng biết rằng đã có những thành phần lên tiếng nói và bây giờ người dân cố gắng để hợp giọng và đồng thời có những hành động tích cực của quần chúng để làm cho Hiến pháp đúng nghĩa được hình thành tại Việt Nam.
Gia Minh: Chân thành cám ơn linh mục về cuộc nói chuyện vừa rồi.
Tin mới
- Seoul và Tokyo vẫn chưa thể hòa giải - 05/11/2013 23:46
- Ngải Vị Vị tố cáo ông bị "giam lỏng" - 05/11/2013 23:09
- Dì của Kim Jong Un lưu vong tại Mỹ - 05/11/2013 23:02
- Pháp : Hồi hương thi hài hai phóng viên RFI - 05/11/2013 22:45
- Chiến tranh giấy vệ sinh : Quân đội Venezuela lâm trận - 04/11/2013 23:07
- Ai Cập : Cựu tổng thống Morsi ra tòa - 04/11/2013 22:57
- Chiến hạm Bắc Triều Tiên bị chìm làm ít nhất 19 người chết - 04/11/2013 21:05
- Thái Lan : Tiếp tục biểu tình chống luật ân xá - 04/11/2013 20:59
- Trung Quốc : Dân cứu 1.000 con mèo, chính quyền đem thả vào rừng - 04/11/2013 20:53
- Mali : Ráo riết truy tìm các thủ phạm sát hại hai phóng viên RFI - 04/11/2013 20:44
Các tin khác
- Mỹ thuyết phục Thổ Nhĩ Kỳ bỏ dự án mua tên lửa tầm xa Trung Quốc - 04/11/2013 01:03
- Trung Quốc: Tư lệnh quân khu Tân Cương bị khai trừ đảng - 04/11/2013 00:12
- Tin tặc Philippines tham gia chống tham nhũng - 04/11/2013 00:05
- Malaysia và Việt Nam muốn lập liên lạc trực tiếp giữa các căn cứ hải quân - 03/11/2013 23:56
- Đài Loan:Thị trường xuất khẩu lao động lớn nhất của Việt Nam - 03/11/2013 23:39
- Tại sao Ả Rập Xê Út từ chối làm thành viên Hội Đồng Bảo An ? - 02/11/2013 19:11
- Huynh đệ Hồi giáo huy động biểu tình trước khi xử Morsi - 02/11/2013 18:54
- Trung Quốc muốn bóp nghẹt tiếng nói của Đạt Lai Lạt Ma ở Tây Tạng - 02/11/2013 18:22
- Nga–Nhật thỏa thuận hợp tác chống khủng bố - 02/11/2013 18:04
- Tám kẻ "khủng bố" tốn 6.500 đô la để tấn công Thiên An Môn - 02/11/2013 17:54