Tài liệu cũ của Saigon Echo
từ 2008 - 2012
Play
 
Giám Đốc: Tiến Sĩ Trần An Bài
  • Font size:
  • Decrease
  • Reset
  • Increase

Giáo sư Trung Quốc bị cấm nói đến tự do hay dân chủ

Université-Shandong


Sinh viên đại học Liêu Thành tỉnh Sơn Đông.
RFI/Stéphane Lagarde


Các giáo sư đại học tại Trung Quốc nhận được  “từ cấp trên” một danh sách dài quy định những điều “được nói” và “không được nói” trên giảng đường.

Những từ ngữ bị cấm là “tự do báo chí, nhân quyền, xã hội công dân, độc tài đảng trị, tư pháp độc lập”.

Bản tin trên mạng của hãng Asia News tường thuật là các giáo sư đại học Trung Quốc được chỉ thị không giảng dạy về giá trị dân chủ cho sinh viên, không được nói đến những sai lầm của đảng Cộng sản.

Chỉ thị liệt kê danh sách một lọat các chủ đề mà chính quyền không muốn giảng dạy cho sinh viên trong lớp học như: tự do báo chí, xã hội công dân, quyền công dân, sai lầm của đảng Cộng sản, lãnh đạo độc tài và tư pháp độc lập.

Giáo sư triết học Vương Giang Tùng, đại học Bắc Kinh cho biết ông được “khuyến cáo là với tư cách một nhà giáo ông phải thận trọng trong lời nói với sinh viên”.
 Một giảng viên ở Thượng Hải xác nhận có nhận được danh sách các chủ đề bị cấm trong khi người khác thì nói là không.

Biện pháp kiểm soát chính trị này được đưa ra trong bối cảnh sắp đến ngày tưởng niệm cuộc đàn áp phong trào Mùa xuân Bắc Kinh hay còn được gọi là vụ thảm sát Thiên An Môn đêm 03/06/1989.

Sinh hoạt dân chủ có vẻ tái xuất hiện trong cư xá đại học Trung Quốc trong những năm gần đây.

Theo giới phân tích, tuy hầu hết các giáo sư Trung Quốc không công khai kêu gọi dân chủ hóa nhưng họ thường bênh vực cho các sáng kiến thúc đẩy cải cách trong nội bộ đảng Cộng sản và trong sạch hóa một chế độ tham nhũng từ trên xuống dưới.

Lời kêu gọi “tách rời đảng Cộng sản ra khỏi Tư pháp” cũng đã được phổ biến trên Nhân dân Pháp viện báo, cơ quan của Tòa án tối cao tuần qua.

Tác giả Thẩm Đắc Vịnh, không phải là nhà ly khai mà là đương kim Phó chủ tịch Tòa án tối cao, kêu gọi Trung Quốc nên theo mô hình công lý Tây phương xem nhân quyền là ưu tiên số một : thà tha lầm hơn là tử hình oan.

Với kinh nghiệm thực tế, viên chức cao cấp này nhìn nhận “những bản án oan sai tại Trung Quốc bắt nguồn từ lệnh của đảng”.

Theo ông thì khi tha lầm một phạm nhân thì chưa phải là đại họa, kết án oan một kẻ vô tội thì mới là "trời sập".



Switch mode views: