Di dân Quốc tế : Lượng người Venezuela ra đi đã lên đến mức báo động
- Thứ Bảy, 25 tháng Tám năm 2018 17:41
- Tác Giả: Thụy My
Một gia đình Venezuela chạy tị nạn tại trung tâm đón tiếp ở biên giới Peru, ngày 24/08/2018.
REUTERS/Douglas Juarez
Tổ chức Di dân Quốc tế (IOM) hôm qua 24/08/2018 cảnh báo, hiện tượng người dân Venezuela đổ xô ra khỏi nước đã lên đến mức báo động, có thể so sánh với tình trạng di dân ở Địa Trung Hải hiện nay.
Luồng người Venezuela bỏ xứ ra đi tha phương cầu thực tràn ngập các nước láng giềng.
Colombia, Ecuador và Pêru tuần tới sẽ họp tại Bogota (Colombia) để tìm kiếm một giải pháp.
Riêng Ecuador và Pêru gần đây đòi hỏi người Venezuela muốn vào lãnh thổ nước họ phải trình hộ chiếu thay vì chỉ cần thẻ căn cước như trước đây.
Tư pháp Ecuador hôm qua, thứ Sáu 24/08/2018 đã cho tạm ngưng lại quy định, tổ chức ra một hành lang nhân đạo, huy động vài chục xe buýt để giúp di dân đi tiếp.
Tuy nhiên hạn chót là đến nửa đêm hôm qua, sau đó cánh cửa sẽ đóng sập lại trước những con người khốn khổ này.
Từ Huaquillas ở vùng biên giới, thông tín viên Eric Samson:
Trong số hàng ngàn người xếp hàng ở biên giới, Kimberly thuộc một nhóm gồm sáu người lớn và bốn trẻ em.
Bà khẩn cấp rời khỏi Venezuela hôm thứ Tư 22/8, vẫy xe đi nhờ và xin thức ăn để cố gắng sang được Peru trước khi các quy định nhập cư bị siết chặt.
Bà thở phào nhẹ nhõm : không có hộ chiếu, nhưng bà đã đến nơi trước giờ quy định.
Kimberly kể : « Chúng tôi đã được phép đi qua biên giới đúng lúc.
Tại đây chúng tôi sẽ tắm rửa cho bọn trẻ, cho chúng ăn một ít, rồi tiếp tục đi về hướng Lima. Chúng tôi chẳng biết sẽ làm gì, nhưng vẫn tiếp tục đi, phó mặc số phận cho trời đất ».
Gina Benavides thì hy vọng tất cả các nước trong khu vực, trong đó có Peru, sẽ không còn đòi hỏi hộ chiếu - vốn rất khó xin được ở Venezuela - để tránh làm cho di dân thêm khổ nhọc.
Bà nói : « Gia đình không thể đoàn tụ được, đôi khi người mẹ có thẻ căn cước đã hết hạn, người cha thì có hộ chiếu còn các con không có giấy tờ gì cả.
Trên thực tế, người dân đành bó tay. Họ đành chọn cách vượt qua biên giới bất hợp pháp, với nguy cơ rơi vào tay các đường dây buôn người ».
Đây là mối nguy mà hiện nay tất cả di dân phải đối đầu, nhưng họ vẫn tiếp tục đổ đến khu vực biên giới dù không có hộ chiếu hợp lệ.
Tin mới
- Tổng thống Pháp: Châu Âu không nên dựa vào Mỹ để tự vệ - 27/08/2018 15:48
- Á Vận Hội : Đội tuyển đua thuyền thống nhất Triều Tiên làm nên lịch sử - 26/08/2018 23:54
- Hồ sơ Bắc Triều Tiên: Trung Quốc phản đối mạnh cáo buộc của TT Trump - 26/08/2018 23:44
- TNS John McCain qua đời: Phản ứng xúc động từ Mỹ, Việt Nam và thế giới - 26/08/2018 23:28
- Thăm Ailen, đức giáo hoàng tỏ nỗi “xấu hổ” trước các vụ ấu dâm - 26/08/2018 23:15
- Iran : Bộ trưởng Kinh tế bị sa thải làm lung lay vị thế tổng thống Rohani - 26/08/2018 22:55
- Thượng nghị sĩ John McCain quyết định ngưng điều trị ung thư não - 26/08/2018 05:20
- Trung Quốc : Khoảng 40 nhà đấu tranh mất tích sau khi công an đột kích - 26/08/2018 05:10
- Miến Điện : Người Rohingya đòi công lý sau một năm phiêu bạt - 26/08/2018 03:57
- Bỏ qua bất đồng, Thổ Nhĩ Kỳ xích lại gần Nga - 25/08/2018 20:08
Các tin khác
- Sony thú nhận album di cảo của Michael Jackson có ba bài hát giả - 25/08/2018 17:16
- Trái chuối Mỹ - 25/08/2018 05:56
- Nhân viên ngân hàng báo tin để đồng đảng cướp $75,000 của khách - 24/08/2018 23:41
- Việt Nam phản đối Đài Loan tập trận bắn đạn thật trên đảo Ba Bình - 24/08/2018 22:19
- Trên 3.000 người Việt là nạn nhân của buôn người, chủ yếu bị bán sang Trung Quốc - 24/08/2018 22:07
- Mỹ tố cáo Trung Quốc tạo "bất ổn định" trong quan hệ với Đài Loan - 24/08/2018 21:39
- Ấn Độ và Trung Quốc đồng ý tăng cường quan hệ quân sự - 24/08/2018 19:15
- Anh Quốc chuẩn bị cho khả năng không đạt thỏa thuận về Brexit - 24/08/2018 16:16
- Tàu di dân bị chận tại Ý, châu Âu họp khẩn - 24/08/2018 15:59
- Tân thủ tướng Úc Scott Morrison hứa ổn định chính trường - 24/08/2018 15:15