Thượng đỉnh châu Âu khai mạc trong căng thẳng vì hồ sơ nhập cư
- Thứ Năm, 28 tháng Sáu năm 2018 14:16
- Tác Giả: Tú Anh
Thuyền nhân trên tầu Aquarius cập cảng Valence ngày 17/06/2018. Di dân là chủ đề nghị sự chính tại thượng đỉnh Liên Hiệp Châu Âu ngày 28-29/06/2018.
Kenny Karpov/SOS Mediterranee/Handout via Reuters
Hai mươi tám nước thành viên Liên Hiệp Châu Âu họp tại Bruxelles trong hai ngày 28 và 29/06 sẽ tập trung vào di dân nhập cư, hồ sơ đang gây chia rẽ nội bộ.
Một vài giải pháp được đề xuất nhưng không nhận được đồng thuận.
Thủ tướng Đức Angela Merkel kêu gọi các thành viên cùng nỗ lực chung vì không có giải pháp riêng rẽ : « Số phận cả châu Âu bị thách thức vì vấn đề di dân ».
Từ Bruxelles, thông tín viên Dominique Baillard phân tích :
" Vấn đề nát óc này đã được nước Ý đưa vào chương trình nghị sự của ngày họp thượng đỉnh đầu tiên. Bởi vì không một thành viên nào thực tâm muốn giúp di dân cơ hội xây dựng một cuộc sống mới ở châu Âu.
Đề xuất cải cách luật tị nạn, lẽ ra phải được thảo luận trong kỳ họp này, đã bị đình hoãn vô hạn định.
Giải pháp tạm thời do Hội Đồng Châu Âu đề nghị, phân chia định mức cho mỗi thành viên, chưa bao giờ được tôn trọng.
Lập trường của bốn nước trong nhóm Visegrad gồm Ba Lan, Hungari, Cộng hòa Sec, Slovakia luôn bác bỏ đề nghị này, được củng cố thêm.
Donald Trust, chủ tịch Hội Đồng Châu Âu đề nghị lập những khu tạm cư cách ly ở ngoài lãnh thổ châu Âu để quản lý làn sóng di dân như mô hình của Thổ Nhĩ Kỳ.
Sáng kiến này được quan tâm nhưng đặt ra một số câu hỏi chưa có giải đáp : Những quốc gia nào sẽ chấp thuận cho lập trại tạm cư ?
Người ta nói đến Tunisia nhưng làm sao bảo đảm là quyền của người xin tị nạn được tôn trọng ?
Một câu hỏi quan trọng hơn nữa là vấn đề ngân sách tài trợ. Vấn đề này ít được ý kiến chia sẻ nhất như đã thấy qua trường hợp giúp Thổ Nhĩ Kỳ : huy động tiền tài trợ rất khó khăn."
Nhập cư: Mỹ huy động quân đội
Tại Hoa Kỳ, quân đội được lệnh mở doanh trại không sử dụng để đón tiếp 12 ngàn dân nhập cư bất hợp pháp.
Thông báo của bộ Quốc Phòng xác nhận đường lối của Nhà Trắng huy động quân đội tham gia vào chính sách nhập cư.
Các doanh trại được chọn nằm trong các bang Texas, Arizona, New Mehicô và California.
Tin mới
- Cam Bốt: HRW công bố danh sách "12 tướng tay bẩn" - 29/06/2018 19:14
- Úc: Luật chống nước ngoài can thiệp đặt Bắc Kinh trong tầm nhắm - 29/06/2018 18:56
- Châu Âu gia hạn sáu tháng lệnh trừng phạt Nga - 29/06/2018 18:50
- Ứng viên Mỹ tại Tổ chức Di dân Thế giới gây tranh cãi - 29/06/2018 18:22
- Thượng đỉnh Châu Âu đạt được "thỏa thuận" đón tiếp di dân - 29/06/2018 18:15
- Rạn nứt trong quan hệ Mỹ - Hàn - 28/06/2018 21:55
- Nga-Mỹ họp thượng đỉnh vào giữa tháng Bẩy tại Helsinki - 28/06/2018 21:44
- Mỹ kêu gọi Liên Hiệp Quốc trừng phạt Iran - 28/06/2018 14:37
- Tổ Chức Cấm Vũ Khí Hóa Học được quyền nêu đích danh thủ phạm - 28/06/2018 14:30
- World Cup : Hàn Quốc lập kỳ tích, thắng Đức 2-0 loại đương kim vô địch thế giới - 28/06/2018 14:24
Các tin khác
- Mỹ-Trung: Tập Cận Bình tuyên bố với Mattis “không lui một tấc đất” - 27/06/2018 21:30
- Các cuộc biểu tình quy mô và thế lưỡng nan của Hà Nội trước Trung Quốc - 27/06/2018 19:26
- Ảnh vệ tinh : Bắc Triều Tiên vẫn nâng cấp một cơ sở hạt nhân - 27/06/2018 18:32
- Úc thông qua luật hạn chế hành vi can thiệp của nước ngoài - 27/06/2018 18:22
- Malaysia : Cựu thủ tướng Najib bị tịch thu tài sản 250 triệu đôla - 27/06/2018 18:16
- Cam Bốt: Thủ tướng Hun Sen "vững tâm" cầm quyền vì triệt hết đối lập - 27/06/2018 18:10
- World Cup 2018 : Messi vẫn còn sống đây - 27/06/2018 16:27
- Biển Đông và Đài Loan : 2 hồ sơ thách thức quan hệ quốc phòng Mỹ-Trung - 26/06/2018 15:58
- Úc chi 7 tỉ đô mua phi cơ không người lái giám sát Biển Đông - 26/06/2018 15:50
- Hai nước Triều Tiên bàn dự án nối liền đường sắt liên Triều - 26/06/2018 15:44