Tiểu thượng đỉnh châu Âu thất bại trong hồ sơ nhập cư
- Thứ Hai, 25 tháng Sáu năm 2018 17:51
- Tác Giả: RFI
Tiểu thượng đỉnh châu Âu họp tại Bruxelles, ngày 24/06/2018, bế tắc trong hồ sơ nhập cư
Geert Vanden Wijngaert/Pool via Reuters
Hôm qua, 24/06/2018, tổng thống và thủ tướng của 16 nước trong Liên Hiệp Châu Âu 28 thành viên đã họp tại Bruxelles để chuẩn bị cho cuộc họp thượng đỉnh Hội Đồng Châu Âu sẽ được tổ chức trong các ngày 28 và 29 sắp tới.
Tại cuộc họp làm việc được coi là tiểu thượng đỉnh này, các nước vẫn tiếp tục bất đồng với nhau trong hồ sơ nhập cư và không ra được thông cáo chung.
Từ Bruxelles, thông tín viên Pierre Benazet cho biết thêm thông tin :
« Các nước thành viên Liên Hiệp Châu Âu tiếp tục có lập trường trái ngược nhau trong hồ sơ nhập cư.
Một bên là các nước Trung Âu và đại diện cho nhóm này tại hội nghị thượng đỉnh châu Âu ngày hôm qua là Áo.
Các nước này nhấn mạnh rằng việc định ra hạn ngạch phân chia đón nhận người nhập cư, ngay cả trong trường hợp có khủng hoảng, vẫn là chủ đề cấm kỵ.
Bên kia là các nước thuộc vùng Địa Trung Hải, đặc biệt là Ý. Các nước này phàn nàn sự thiếu vắng tình đoàn kết bên trong Liên Hiệp Châu Âu và tố cáo việc duy trì quy định Dublin (người nhập cư làm thủ tục xin tị nạn tại nước đầu tiên đặt chân đến).
Thế nhưng, đối với tổng thống Pháp Emmanuel Macron, chính các vấn đề chính trị nội bộ tại một số nước đã làm chao đảo các cuộc thảo luận về nhập cư.
Ông nói: Hiện nay, đó là một thách thức gắn liền với áp lực chính trị tại một số nước thành viên và người ta gọi đó là tình trạng nhập cư lần thứ hai, đó là những người đặt chân đến một nước để xin tị nạn nhưng sau đó họ lại sang nước khác.
Hiện nay, châu Âu làm việc chưa đủ hiệu quả để hỗ trợ hồi hương những người không đủ điều kiện tị nạn.
Trong hồ sơ nay, châu Âu cần phải là việc nhiều hơn, nhưng đồng thời, chúng ta cũng không nên tự dối mình.
Lãnh đạo một số nước thành viên khai thác tình trạng di dân hiện nay để tạo ra căng thẳng chính trị và khai thác nỗi sợ hãi của người dân.
Dù sao, hội nghị thượng đỉnh hôm qua cũng đạt được một số kết quả cụ thể. Các nước châu Âu đạt đồng thuận đề ra ba hướng làm việc : thúc đẩy nhanh tiến trình cải cách trong từng nước, bảo vệ biên giới và tìm kiếm sự hợp tác với các nước vùng Balkan hay châu Phi, để ngăn chặn từ trước áp lực nhập cư ».
Tin mới
- World Cup 2018 : Messi vẫn còn sống đây - 27/06/2018 16:27
- Biển Đông và Đài Loan : 2 hồ sơ thách thức quan hệ quốc phòng Mỹ-Trung - 26/06/2018 15:58
- Úc chi 7 tỉ đô mua phi cơ không người lái giám sát Biển Đông - 26/06/2018 15:50
- Hai nước Triều Tiên bàn dự án nối liền đường sắt liên Triều - 26/06/2018 15:44
- Chuyên gia Pháp : Dân chủ cho Trung Quốc, một kịch bản rất xa vời - 26/06/2018 14:40
- Rohingya : Châu Âu và Canada trừng phạt 7 quan chức Miến Điện - 26/06/2018 14:28
- Pháp khởi động sáng kiến quốc phòng châu Âu gồm 9 nước - 26/06/2018 13:56
- Mỹ không ấn định lịch trình phi hạt nhân hóa của Bắc Triều Tiên - 26/06/2018 13:31
- Đàm phán quân sự và kinh tế Liên Triều - 25/06/2018 18:45
- Trump cho ngưng tập trận với Hàn Quốc, một cảnh cáo đối với đồng minh châu Âu? - 25/06/2018 18:37
Các tin khác
- Tổng thống Erdogan thắng lớn trong cuộc bầu cử tại Thổ Nhĩ Kỳ - 25/06/2018 17:43
- Mỹ: TT Trump đòi trục xuất dân nhập cư trái phép không cần tòa án - 25/06/2018 17:34
- World Cup 2018 : Nhật Bản củng cố ngôi vị số 1 châu Á - 25/06/2018 16:47
- Việt Nam thiếu nhân lực chăm sóc người già - 25/06/2018 16:24
- Thổ Nhĩ Kỳ bầu Quốc Hội và tổng thống: Quyền lực Erdogan bị thử thách - 24/06/2018 23:46
- Nhập cư: 16 nước Liên Hiệp Châu Âu họp khẩn tìm giải pháp - 24/06/2018 23:38
- World Cup 2018: Tam Sư Anh Quốc “xé” Panama thành 6 mảnh - 24/06/2018 23:28
- Bắc Triều Tiên ngừng tuyên truyền chống Mỹ - 24/06/2018 22:33
- Mỹ: 522 trẻ nhập cư bị tách khỏi bố mẹ được đoàn tụ với gia đình - 24/06/2018 18:46
- Facebook, Snapchat, YouTube, Instagram … "bảo bối" của giới trẻ. - 24/06/2018 18:32