Tài liệu cũ của Saigon Echo
từ 2008 - 2012
Play
 
Giám Đốc: Tiến Sĩ Trần An Bài
  • Font size:
  • Decrease
  • Reset
  • Increase

Ân Xá Quốc Tế tố cáo Miến Điện xây trại lính trên đất làng Rohingya

Rohingya - Bangladesh refugee camp

Tại một trại tị nạn của người Rohingya ở Bangladesh. Ảnh chụp ngày 09/02/2018.
REUTERS/Andrew RC Marshall

Miến Điện đang xây nhiều căn cứ quân sự tại một số nơi vốn là làng mạc của người Rohingya trước khi bị đốt phá.

Trên đây là lời tố cáo của tổ chức Ân Xá Quốc Tế trong bản báo cáo, có ảnh vệ tinh đính kèm, được công bố ngày 12/03/2018.

Chính quyền Naypyidaw bị nghi ngờ không có thực tâm đón tiếp người Hồi giáo tị nạn ở Bangladesh hồi hương.

Từ Rangun, thông tín viên Elisa Hunt tường thuật :

"Quang cảnh tại nhiều khu vực đã hoàn toàn đổi khác, không thể nhìn ra.
Tổ chức Ân Xá Quốc Tế mô tả như trên trong bản báo cáo. Cỏ cây bị tàn phá, thay vào đó là hàng rào, bãi đáp cho trực thăng và những toà nhà mới đã mọc lên.

Với hình ảnh vệ tinh làm bằng chứng, tổ chức phi chính phủ này cho biết, nhiều căn cứ quân sự đang được xây dựng ở ít nhất ba ngôi làng, trên nền nhà cũ của người Rohingya trước khi làng mạc bị đốt cháy.
 Nhiều nhân chứng cho biết nhận được lệnh phải bỏ nhà ra đi nhường chổ cho quân đội xây cơ sở mới.

Một nguồn tin khác làm Amnesty lo ngại : trong khuôn khổ kế hoạch phát triển bang Rakhine, bang nghèo số hai của Miến Điện, chính quyền đã cho xây các con đường xuyên qua các ngôi làng cũ của người Rohingya.
Ngoài ra, còn có kế hoạch xây trên một ngôi làng cũ của người Hồi giáo, một trung tâm để tiếp nhận những người chạy trốn sang Bangladesh trở về .

Bị tố cáo dùng xe ủi đất san bằng làng mạc của người Rohingya, chính quyền Miến Điện hồi tháng hai đã biện minh đó là để xây lại nhà cửa để đón người hồi hương.
 Đối với Amnesty International, cho dù bị cấm đến tận nơi quan sát tường tận sự việc, nhưng kết quả điều tra cho phép nghi ngờ ý đồ của chính quyền Miến Điện về điều được gọi là tiến trình "hồi hương"

Được AFP đặt câu hỏi kiểm chứng, phát ngôn viên chính phủ Miến Điện Zaw Htay nhìn nhận là trong các kiến trúc này « có thể có cơ quan cảnh sát », nhưng « không bao giờ có kế hoạch bố trí binh lính trong làng » của người Rohingya.


Switch mode views: