Tài liệu cũ của Saigon Echo
từ 2008 - 2012
Play
 
Giám Đốc: Tiến Sĩ Trần An Bài
  • Font size:
  • Decrease
  • Reset
  • Increase

Tàu khoa học Pháp khảo sát san hô ở vùng biển quanh Trung Quốc

voilier tara pacific scientifique

Tàu Tara Pacific rời cảng Lorient, miền tây nước Pháp, ngày 28/05/2016, khởi đầu chuyến nghiên cứu dài ngày tại Thái Bình Dương.
FRED TANNEAU / AFP

Từ 24/02 đến 28/02/2018, tàu Tara của Pháp - nổi tiếng với các nghiên cứu khoa học về biển – tiến hành cuộc khảo sát ngoài khơi Trung Quốc, ở phía nam đảo Hải Nam, Hồng Kông, Hạ Môn và Thượng Hải.

Mục tiêu của nghiên cứu lần này là các rạn san hô dưới tác động của việc Trái đất bị hâm nóng.
Tàu Tara đã vượt qua 60.000 km, có mặt ở nhiều nơi tại Thái Bình Dương từ năm 2016 đến nay.

Thông tín viên Heike Schmidt từ Bắc Kinh cho biết thêm chi tiết :

« Phải chăng các rạn san hô là nạn nhân của việc đại dương bị hâm nóng ?
Ông Romain Troublé và nhóm nghiên cứu sinh học, hải dương học sẽ thu thập các mẫu vật ở nhiều vùng biển ngoài khơi Trung Quốc để có câu trả lời.

Giám đốc Tara Pacific giải thích là : ‘‘Chúng tôi đã đề nghị Trung Quốc hợp tác nghiên cứu về san hô ở đảo Hải Nam, ở phía nam Trung Quốc.
Cuối cùng chúng ta có thể so sánh tất cả các mẫu vật mà tàu Tara thu thập được từ hai năm nay.

Hiện tại, có một nhu cầu khẩn cấp là tìm hiểu san hộ hoạt động ra sao, tại sao chúng lại bị tẩy trắng, và tại sao lại ở nơi này, chứ không phải nơi khác….
Đó là những câu hỏi mà cho đến nay, giới khoa học vẫn chưa có câu trả lời. Đây là điều mà chúng tôi cố gắng làm với dự án Tara.

Điểm mới mẻ đó là lần đầu tiên các nhà khoa học Trung Quốc lên tàu Tara.
Giám đốc dự án nghiên cứu Tara cho biết thêm : ‘‘Điều thú vị là các nhà nghiên cứu Trung Quốc trở thành những người hướng dẫn về những nơi nào cần đến, cần xem san hô ở đâu.

 Ở đây có vấn đề về giáo dục và chia sẻ những thông điệp và những gì mà chuyến phiêu lưu của Tara mang lại.
Giúp người Trung Quốc hiểu hơn về biển ngay tại Trung Quốc thật là thú vị.
Người Trung Quốc từng là các nhà vô địch trên đại dương cách đây vài thế kỷ, và hiện tại họ đang lấy lại vị trí của một cường quốc hải dương’’.

   Đọc thêm : Trung Quốc phá hủy môi trường Biển Đông, giới khoa học kêu cứu

Sứ mệnh nghiên cứu của Tara tại vùng biển tranh chấp quả là nhậy cảm. Năm 2016, Tòa Án Trọng Tài ở La Haye, Hà Lan, từng cảnh cáo Trung Quốc.
Bắc Kinh đã không lưỡng lự đổ bê tông lên các rạn san hô ở Biển Đông để xây dựng cảng và đường băng máy bay cho quân đội ».

Switch mode views: