Thượng đỉnh Âu-Phi khai mạc với trọng tâm là thảm nạn di dân
- Thứ Tư, 29 tháng Mười Một năm 2017 17:46
- Tác Giả: Tú Anh, Anh Vũ
Thủ tướng Đức Angela Merkel và tổng thống Cote d'Ivoire Alassane Ouattara trước khi họp thượng đỉnh Âu - Phi ngày 29/11/2017.
Reuters
Trong hai ngày 29 và 30/11/2017, thủ đô Abidjan của Côte d’Ivoire (Bờ biển ngà) đón tiếp thượng đỉnh quy tụ 28 nước Liên Hiệp Châu Âu và 55 quốc gia châu Phi, cùng với Liên Hiệp Quốc và các tổ chức quốc tế khác.
Thảm nạn người dân châu Phi trên đường vượt biên bị chính người châu Phi lợi dụng buôn bán như nô lệ ở Libyia làm cho vấn đề di dân trở thành điểm nóng tại hội nghị thượng đỉnh lần thứ 5 này.
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron, hiện đang công du châu Phi, tuyên bố là sẽ đề nghị một sáng kiến Âu-Phi để « tấn công các tổ chức và đường dây buôn người và tội ác chống nhân loại ».
Tây Âu không tránh được trách nhiệm đối với châu lục thuộc địa cũ, nơi mà giới trẻ, với 720 triệu dân dưới 25 tuổi, thiếu đường tiến thân.
Từ Bruxelles, thông tín viên Quentin Dickinson phân tích :
" Trong số 28 nước Liên Hiệp Châu Âu, giống như Pháp, Bồ Đào nha hay Anh Quốc, Bỉ là một trong số vài quốc gia châu Âu từng có thuộc địa trong vùng phía nam Sahara của châu Phi.
Bởi vậy mà các chính phủ Bỉ nối tiếp nhau vẫn luôn coi mình phải có nghĩa vụ, ít ra là về tinh thần, đối với Congo Kinshasa. Nhất là tình hình vẫn hỗn loạn từ khi trao trả độc lập cho quốc gia này năm 1960.
Từ đó đến nay, mối quan hệ giữa Bỉ và Congo vẫn không rõ ràng, luôn có những ngờ vực lẫn nhau.
Một bộ phận không ít chính giới tại Bruxelles vẫn không ngớt chỉ trích những lãnh đạo nối tiếp nhau của Congo, dù đó là Mobutu hay Kabila.
Dẫu sao thì Bruxelles vẫn hậu thuẫn cho chế độ hiện nay ở Congo để đối phó với phe đối lập.
Trong một trừng mực nhất định, người Bỉ duy trì các cuộc tiếp xúc với Congo tương tự như với Rwanda hay Burundi, những nước trước kia từng nằm dưới sự bảo trợ quốc tế.
Song song đó, Bỉ là nước tích cực thúc đẩy các hợp tác giữa EU và châu Phi và tham gia tích cực vào các chiến dịch của châu Âu và Liên Hiệp Quốc trong việc duy trì hay vãn hồi hòa bình ở châu Phi.
Tin mới
- Mỹ : TT Trump làm tăng nghi vấn về sự ra đi của ngoại trưởng Tillerson - 01/12/2017 16:49
- Tin khắp Washington, DC: Tillerson sẽ đi, Pompeo lên thay - 01/12/2017 04:06
- Đại sứ quán Mỹ ra tuyên bố về án phúc thẩm đối với Mẹ Nấm - 01/12/2017 03:55
- TT Macron : « Tôi tin vào vai trò Trung Quốc và Nga » trong hồ sơ Bắc Triều Tiên - 30/11/2017 23:38
- Nhân quyền Việt Nam : Human Rights Watch khuyến nghị châu Âu - 30/11/2017 22:20
- Việt Nam : Blogger « Mẹ nấm » bị y án 10 năm tù - 30/11/2017 22:08
- Trục Âu-Phi tạo thế chân vạc với Mỹ-Trung - 30/11/2017 20:50
- Cách Mạng Nhung 1989 và những câu hỏi của lịch sử - 30/11/2017 20:42
- NBC sa thải Matt Lauer vì có ‘hành vi tình dục không thích hợp’ - 29/11/2017 23:59
- Trung Quốc thúc đẩy xu hướng toàn trị ở Đông Nam Á - 29/11/2017 19:50
Các tin khác
- Mỹ hứa hỗ trợ châu Âu trước « sự tấn công » của Nga - 29/11/2017 17:15
- Trump ủng hộ cuốn sách trắng khiến Bắc Kinh nóng mặt - 29/11/2017 04:45
- Đức : An ninh được thắt chặt ở chợ Noel Berlin - 29/11/2017 03:03
- Đại học Bình Nhưỡng, nơi đào tạo những lãnh đạo tương lai - 28/11/2017 21:50
- Châu Phi mơ về «Con đường tơ lụa mới» của Trung Quốc - 28/11/2017 21:33
- Pháp : Tổng thống Macron công du Phi Châu - 28/11/2017 21:24
- Nhật Bản: Bình Nhưỡng dường như chuẩn bị phóng tên lửa - 28/11/2017 21:15
- Trung Quốc : Tướng « tham ô » tự tử - 28/11/2017 21:08
- Syria : Hòa đàm Genève mở lại nhưng Damas vắng mặt - 28/11/2017 16:56
- Tại Bangladesh, người tị nạn Rohingya mong ngóng giáo hoàng Phanxicô - 28/11/2017 16:46