Pháp-Ai Cập: An ninh, thương mại được ưu tiên so với nhân quyền
- Thứ Ba, 24 tháng Mười năm 2017 21:40
- Tác Giả: Thụy My
Tổng thống Ai Cập Abdel Fattah al-Sisi đến Paris. Ảnh chụp ngày 23/10/2017.
REUTERS/Thibault Camus/Pool
Tổng thống Ai Cập Abdel Fattah Al Sissi hôm nay 24/10/2017 hội đàm với tổng thống Pháp Emmanuel Macron, trong khuôn khổ chuyến viếng thăm chính thức ba ngày bắt đầu từ hôm qua.
Pháp vốn có quan hệ mật thiết với Ai Cập về thương mại và an ninh, nhưng nhiều tổ chức phi chính phủ kêu gọi tổng thống Macron thẳng thừng nêu ra vấn đề nhân quyền.
Thông tín viên RFI tại Cairo, Alexandre Buccianti cho biết ba hồ sơ chính trị, quân sự và kinh tế là trọng tâm cuộc hội đàm giữa tổng thống Ai Cập Sissi và tổng thống Pháp Macron.
Vấn đề nhân quyền cũng được đề cập đến, nhưng cũng như trước đây, sẽ không ảnh hưởng đến mối quan hệ chặt chẽ giữa Paris và Cairo.
« Hồ sơ khủng bố sẽ là ưu tiên, đặc biệt khi Ai Cập vừa phải gánh chịu một loạt các vụ tấn công liên quan đến tổ chức Nhà Nước Hồi Giáo, từng tiến hành nhiều vụ khủng bố tại Pháp.
Hai vị tổng thống sẽ bàn bạc về vấn đề Libya, vốn có nguy cơ lại trở thành nơi trú ẩn mới của quân thánh chiến bị truy đuổi khỏi Syria và Irak.
Đây là mối đe dọa cho Ai Cập và các nước láng giềng, và cho cả nước Pháp.
Về mặt quân sự, Pháp sẽ tiếp tục giao các loại vũ khí mà Ai Cập đã đặt mua, nhất là chiến đấu cơ Rafale.
Nhưng chính về kinh tế mà quan hệ đôi bên có bước tiến lớn. Chỉ riêng cho hệ thống xe điện ngầm ở Cairo, các công ty Pháp đã giành được đến hai tỉ euro hợp đồng.
Các trao đổi thương mại cũng tăng 12% trong sáu tháng đầu năm nay.
Tổng thống Sissi sẽ gặp gỡ các chủ doanh nghiệp lớn của Pháp để tìm cách khuyến khích họ đầu tư vào Ai Cập. »
Từ năm 2015, Ai Cập đã mua của Pháp 6 tỉ euro vũ khí, trong đó có 24 chiến đấu cơ Rafale, một chiến hạm, hai tàu chở trực thăng Mistral và nhiều hỏa tiễn.
Đối với Pháp, Ai Cập là « nhân tố trung tâm cho sự ổn định khu vực ».
Paris hứa sẽ đề cập đến nhân quyền, nhưng các tổ chức Human Rights Watch (HRW), Liên đoàn Quốc tế Nhân quyền (FIDH) và Phóng viên Không biên giới (RSF) đòi hỏi cần có những động thái cụ thể.
Abdel Fattah Al Sissi lên nắm quyền từ năm 2013, sau khi lật đổ tổng thống Hồi giáo Mohamed Morsi.
Không chỉ phe Huynh đệ Hồi giáo, mà những người đối lập, báo chí, các tổ chức phi chính phủ, xã hội dân sự cũng bị trấn áp.
Tin mới
- ĐCSTQ: Tập Cận Bình tái đắc cử tổng bí thư nhưng vắng người kế nhiệm - 25/10/2017 20:24
- Hoa Kỳ : Hai thượng nghị sĩ Cộng Hòa đả kích dữ dội tổng thống Trump - 25/10/2017 18:37
- Sinh viên Phan Kim Khánh bị sáu năm tù - 25/10/2017 17:57
- Mỹ-Ấn : Đoàn kết chống khủng bố - 25/10/2017 17:13
- Tổng thống Duterte sẽ thăm chính thức Nhật Bản - 25/10/2017 17:06
- Hồ sơ Rohingya ở Miến Điện : Mỹ sẽ dùng khái niệm “thanh lọc sắc tộc” - 25/10/2017 17:01
- Nga bác bỏ nghị quyết của Liên Hiệp Quốc về vũ khí hóa học tại Syria - 25/10/2017 16:19
- Irak : Bagdad chuẩn bị tiêu diệt các ổ kháng cự cuối cùng của Daech - 25/10/2017 16:10
- Donald Trump phá chính sách Đông Nam Á của Barack Obama ? - 24/10/2017 22:16
- Nga: Một phóng viên bị hành hung ngay giữa ban biên tập - 24/10/2017 21:48
Các tin khác
- Đang thất thế, Daech sát hại trên 100 thường dân Syria - 24/10/2017 18:35
- Thực tế sinh học về bản năng làm mẹ - 24/10/2017 18:28
- Trung Quốc : Thách thức kinh tế chờ đợi Tập Cận Bình - 24/10/2017 18:16
- Cédric Grolet, vô địch thế giới ngành bánh ngọt - 24/10/2017 15:51
- ASEAN: Trung Quốc đề nghị tập trận chung - 24/10/2017 15:38
- Mỹ-Nhật-Hàn: “Bắc Triều Tiên là mối họa lớn chưa từng có” - 24/10/2017 14:39
- Human Rights Watch đòi trả tự do cho sinh viên Phan Kim Khánh - 24/10/2017 14:30
- Ngoại trưởng Mỹ bất ngờ thăm Afghanistan vào lúc tình hình căng thẳng - 24/10/2017 14:23
- Mỹ chuyển gần một triệu quả bom, tên lửa tới Guam - 24/10/2017 05:14
- Bức ảnh rò rỉ của NASA: Chúng ta thực sự là ai trong vũ trụ bao la này? - 24/10/2017 01:08