Tài liệu cũ của Saigon Echo
từ 2008 - 2012
Play
 
Giám Đốc: Tiến Sĩ Trần An Bài
  • Font size:
  • Decrease
  • Reset
  • Increase

Người Hàn Quốc mê mẩn bánh mì và bánh ngọt Pháp

banh mi Phap

Ảnh minh họa.Wikimedia Common.

Tại Hàn Quốc, một hiện tượng ẩm thực mới đang rất thịnh hành và rất được người dân ưa thích : bánh mì và bánh ngọt của Pháp.
Ngoài những hãng lớn như « Paris Baguette » hay « Hàng ngày », thì nhiều cửa hàng nhỏ, độc lập đang mọc lên như nấm.

Theo thống kê, trong năm 2015, tại Hàn Quốc đã có 16.500 cửa hiệu bánh mỳ, và con số này không ngừng tăng lên.

Từ « pain » trong tiếng Pháp không đơn thuần để chỉ bánh mì như nghĩa gốc nữa mà là một danh từ chung để chỉ tất cả các loại bánh ở cửa hàng bán mỳ và bánh ngọt tại Hàn Quốc.

Trao đổi với thông tín viên Frédéric Ojardias tại cửa hiệu « Copain », hai chị em Aram và Sodam cho biết rất thích bánh mì nướng vàng, bánh quấn thừng bơ và món bánh dâu. Theo hai cô, những món này dễ ăn và chóng no. Công việc bận bịu nên dùng bánh mì là thuận tiện nhất.

Sodam còn cho biết thêm là vì mê bánh mì và bánh ngọt nên cô rất thích đi thăm các cửa hiệu.
 Cô nói: « Tôi tìm được chỗ này qua internet. Chị tôi rất mê bánh mì và bánh ngọt. Chính vì thế, chúng tôi đã quyết định đi « thăm » các cửa hàng bánh mì. »

Thú vui này giờ trở thành một kiểu du ngoạn đang thịnh hành ở Hàn Quốc. Trên các mạng xã hội xuất hiện nhiều gợi ý hành trình tham quan : Đến một khu nào đó, đi xem và ăn thử ở các cửa hiệu bánh mì ngon nhất.

lille meert2
Một hiệu bánh ngọt ở Lille, Pháp.
Wikimedia Common.

Nắm bắt được thị hiếu, các đầu bếp Hàn Quốc đua nhau điều chỉnh công thức chế biến các loại bánh cho phù hợp với khẩu vị ở đây.
Các loại bánh đặc sản của cửa hàng « Copain » gồm có bánh sừng bò nhồi cá hồi – theo kiểu Nhật – hay bánh mì nhồi bột đậu đỏ.

Kim Woo Young, 32 tuổi, một đầu bếp có đầu óc rất sáng tạo, đã từng học tại Pháp ba năm, cho biết :
« Tôi rất thích sáng tạo. Tôi thích tìm ra các công thức mới. Bởi vì khách hàng rất thích cái mới. Bánh mì ở đây hơi khác một chút so với ở Pháp : Người Hàn Quốc coi bánh mỳ là một loại ga-tô, hơi sang một chút, và không phải là loại bánh mì truyền thống. »

Joel Vial, người Pháp, chủ cửa hàng bánh mì Bread Show ở Seoul. Ông mở cửa hàng đầu tiên tại Hàn Quốc cách nay 18 năm.
 Giờ đây, ông có tới 20 điểm bán hàng ở khắp nước. Ông cho biết vì sao dân Hàn Quốc ưa thích bánh mì, bánh ngọt.

« Dân Hàn Quốc ưa thích vì họ đi du lịch nhiều hơn trước đây. Họ phát hiện thấy nhiều thứ hơn trước đây. Dân Hàn Quốc rất gắn bó với các món ăn truyền thống, ăn tại nhà, nhưng thích điểm tâm bằng bánh ngọt.
Hiện đang có xu hướng là giảm dần ăn ở nhà và ăn ở ngoài phố nhiều hơn. »

Theo thông tín viên Frédéric Ojardias, giờ đây, các tập đoàn lớn của Hàn Quốc muốn xuất khẩu công nghệ làm bánh của họ : tập đoàn « Paris Baguette », có mặt khắp nơi ở Hàn Quốc, đã mở 260 cửa hàng tại Trung Quốc, Mỹ, Việt Nam và thậm chí ở cả Paris.

« Paris Baguette » có tham vọng quốc tế rất lớn, đến mức là hiện nay, họ tìm cách xóa nhòa quốc tịch gốc Hàn Quốc của mình.

Trung Quốc và Ý hợp tác chống nông phẩm giả

« Chống hàng giả, hàng nhái và cung cấp thông tin tốt hơn cho người tiêu dùng » là mục đích của một cuộc hội thảo, được tổ chức tại trường đại học danh tiếng Luiss Roma, Ý, ngày 13/06/2017.

Hội thảo quy tụ các chuyên gia Ý và Trung Quốc – trong các lĩnh vực luật pháp, kinh tế, y tế và nông phẩm – nhằm thảo luận về các vấn đề liên quan đến an toàn thực phẩm và bảo vệ các sản phẩm rất nổi tiếng của Ý, bị Trung Quốc làm giả.

Theo thẩm định của Liên Đoàn Công Nghiệp Thực Phẩm Ý (Federalimentare), nạn làm giả nông phẩm gây thiệt hại nặng nề cho ngành công nghiệp thực phẩm nước này khoảng 60 tỷ euro mỗi năm, tức là gần bằng một nửa tổng doanh số của ngành.

Phóng sự của thông tín viên Anne Le Nir tại Roma cho thấy rất nhiều nông phẩm làm giả có gắn nhãn «Sản xuất tại Ý» nhưng đến từ Trung Quốc.
Ví dụ rõ ràng nhất là cà chua. Dù dưới bất kỳ hình thức chế biến nào, như sốt cà chua hay cà chua cô đặc, một khối lượng lớn các sản phẩm này có xuất xứ từ Trung Quốc, nước đứng hàng thứ hai trên thế giới về các sản phẩm cà chua công nghiệp.

Trả lời thông tín viên Le Nir, Enzo Moarevo, chuyên gia luật về nông phẩm, giáo sư đại học Luiss Roma cho biết tất cả những sản phẩm này đều độc hại.

« Có mối nguy hiểm đối với sức khỏe và nguy hiểm đối với người tiêu dùng bị lừa đảo khi mua hàng. Họ nhìn thấy hộp cà chua, có tên Ý và nghĩ rằng đó là sản phẩm của Ý. Đây là điều không thể tha thứ được ».

Trong năm 2016, Ý, nước sản xuất nhiều cà chua trên thế giới, đã nhập khẩu từ Trung Quốc một khối lượng tương đương 20% tổng sản lượng cà chua cô đặc của nước này và được bán ra như là sản phẩm của Ý.

Vậy thì làm thế nào để chống lại một cách tốt nhất tệ nạn làm giả ?
Ông Stefano Vaccari, lãnh đạo cơ quan thanh tra trung ương chống nạn lừa đảo và bảo vệ nông phẩm, đưa ra ví dụ về thỏa thuận được ký kết giữa chính quyền Roma và Alibaba, tập đoàn khổng lồ chuyên bán hàng trên mạng.

« Thỏa thuận quy định là Alibaba gạt bỏ những nhà sản xuất Trung Quốc bắt chước một cách gian dối một sản phẩm, một nhãn hiệu nào đó… Ví dụ, Prosecco, giăm bông Parma hay pho- mát nổi tiếng Parmigiano reggiano (tiếng Pháp parmesan). Đây là vấn đề pháp lý, hơi phức tạp một chút nhưng hoạt động có hiệu quả trên internet ».

Tuy nhiên, theo ông Julia Hu, giáo sư về luật kinh tế tại Bắc Kinh, thì các hoạt động kiểm soát chống làm giả nông phẩm vẫn còn rất thưa thớt, không đáp ứng mong đợi. Do đó, theo ông, « cần phải thông tin tốt hơn cho người tiêu dùng để họ biết và lựa chọn khi mua hàng ».

Đây là một vấn đề chung chưa thể giải quyết ngay được. Theo Liên Đoàn Công Nghiệp Thực Phẩm Ý, thì chỉ có khoảng 30% sản phẩm mang nhãn hiệu « Sản xuất tại Ý » là thực sự có nguồn gốc từ nước này.

Bất chấp rủi ro, khám phá Bắc Triều Tiên giá rẻ !

Càng khép kín càng gây sự hiếu kỳ. Về điểm này có lẽ Bắc Triều Tiên là nhà vô địch. Bất chấp các rủi ro bị bắt giam vì những tội mà ta cho là « vặt vãnh » nhưng với Bình Nhưỡng là một « trọng tội » có khả năng lãnh án tù khắc nghiệt, nhiều du khách phương Tây đặc biệt là Mỹ vẫn luôn tìm cách đến tham quan nước này.

Hẳn ai cũng còn nhớ vụ chàng sinh viên Mỹ Otto Warmbier 22 tuổi, vừa qua đời hôm thứ Hai 19/6 do bị chấn thương não nghiêm trọng.
 Người này được Bắc Triều Tiên trao trả về Mỹ ngày 13/6 trong trạng thái hôn mê, sau 18 tháng tù giam.

Trước đó, người thanh niên Mỹ đã bị chính quyền Bình Nhưỡng kết án 15 năm tù khổ sai vì tội lột bích chương tuyên truyền của chính phủ trong tình trạng say khướt .
Làm thế nào mà người thanh niên Mỹ này có thể đến được đất nước khép kín nhất hành tinh và đang bị thế giới cấm vận vì chương trình phát triển vũ khí hạt nhân và tên lửa đạn đạo ?

Theo thông tín viên RFI Heike Schmidt tại Bắc Kinh, Otto Warmbier đã đến Bình Nhưỡng trong khuôn khổ chương trình du lịch do hãng « Young Pioneer Tours» tổ chức. Một hãng lữ hành do một công dân Anh thành lập có trụ sở chính tại thành phố Tây An, Trung Quốc.

« Kể từ sau vụ bắt giữ Otto Warmbier hồi tháng Giêng năm 2016, vì tội có ý đồ đánh cắp một bích chương tuyên truyền, « Young Pioneer Tours » chưa bao giờ ngưng tổ chức các tour du lịch đến Bắc Triều Tiên.
Trên trang Facebook, hãng này huênh hoang: ‘Chúng tôi tổ chức những chuyến du hành rẻ tiền đến những nơi mà mẹ của các bạn khuyên nhủ tránh nên đến’.

Trong một đoạn video quảng cáo, hướng dẫn viên Ben mời du khách tham gia lễ hội với người dân địa phương, trên tay cầm chai bia Bắc Triều Tiên.
Các hình ảnh cũng cho thấy du khách phương Tây đang nhảy múa theo nhịp các bài hát ngợi ca tổ quốc.

Cũng theo hãng này, chuyến lữ hành sắp tới không nên lỡ hẹn sẽ khởi hành ngày 15/8 nhân dịp lễ mừng chiến thắng quân Nhật năm 1945.
 « Young Pionneers Tours » bảo đảm một giây phút đáng nhớ với một mức giá thách thức mọi đối thủ cạnh tranh : Tour du lịch 7 ngày giá 1145 euro, kể cả xem màn bắn pháo hoa. »
Tuy nhiên, Heike Schmidt lưu ý nếu bạn là công dân Mỹ thì hãy từ bỏ ý định đi tour giá rẻ đến Bắc Triều Tiên cùng « Young Pionneers Tours » !

Khi lãnh đạo thế giới là người tị nạn…

Sarkozy, Hollande, Trump, Obama, Cameron hay Merkel, thậm chí Assad, Rohani dưới lớp áo người tị nạn. Còn gì có thể gây tác động mạnh hơn bằng việc hình dung các lãnh đạo thế giới ở vị trí những người đang phải sống trong thảm kịch tị nạn ?

Đây cũng chính là những hình ảnh mà anh Abdalla Al Omari muốn truyền tải trong bộ tranh mang chủ đề « Vulnerability », được trưng bày tại phòng tranh Ayyam Gallary tại Dubai.

Chạy trốn khỏi Syria ngay từ đầu cuộc chiến năm 2011, Omari hiện đang tị nạn tại Bruxelles.
Giải thích với báo mạng Mỹ HuffPost, anh cho biết chính tại đây, anh đã nghĩ ra ý tưởng để các nhà lãnh đạo thế giới trải nghiệm những gì anh kinh qua.

Anh nói : « Lúc đầu tôi bị lôi cuốn bởi chính hoàn cảnh tị nạn của tôi và nỗi tức giận mà tôi cảm nhận được như bao người tị nạn Syria khác vào lúc mà chiến sự Syria ngày càng lan rộng. Tôi muốn hình dung xem những người được cho là các nhân vật tầm cỡ đó sẽ trở nên như thế nào nếu họ khoác lên người lớp áo những người tị nạn hay bị đi sơ tán ».

Nhờ vậy mà người xem có thể khám phá một Vladimir Putin mái tóc bạc phơ, đôi mắt thẫn thờ. Một Obama vỡ mộng. Một Donald Trump tay bế một bé gái, nét mặt thất thần lang thang tìm kiếm người thân. Một Angela Merkel mặt đầy nếp nhăn ngồi giữa bầy gà mái hay đó cũng có thể là một đám đông vô danh nào đó.

Hay như một cặp đôi Nicolas Sarkozy và François Hollande bẩn thỉu, vô gia cư, tay cầm chai rượu, ánh mắt nặng trĩu, ngồi thất thểu bên vỉa hè…

faire la queu

Người tị nạn

hollande sarko 1

merkel 0 2

obama 4 4

trump 4 0

putin 4 0

kim jong un

Switch mode views: